meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khơi thông chính sách phát triển bất động sản chăm sóc sức khỏe

Thứ năm, 27/10/2022-07:10
Sau dịch, bất động sản chăm sóc sức khỏe lên ngôi mạnh mẽ đòi hỏi các nhà quản lý, chính quyền địa phương cần có những cơ chế, chính sách mới để thu hút dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và nước ngoài, bắt kịp xu hướng và nhu cầu của khách du lịch hiện nay.

Phát triển bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều “điểm vướng” về pháp lý

Tại Hội thảo: “Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe” vừa mới diễn ra, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, hiện nay ngành du lịch có hai mục tiêu căn bản là giữ được khách du lịch lưu trú càng lâu càng tốt và khách du lịch quay lại nhiều lần, thế nhưng đây lại là hai điểm yếu và chưa hoàn thiện được của ngành du lịch.

Theo ông Thọ, nhìn sang Thái Lan hay Indosia đều đáp ứng được rất tốt trong việc thu hút khách du lịch quay trở lại lần nữa, thậm chí là khách từ Châu Âu, Mỹ còn ở lại luôn không về. Những năm gần đây, khuynh hướng người nước ngoài nghỉ hưu, muốn sử dụng khoản tiền tích lũy cả đời di chuyển sang Việt Nam ở đang tăng cao, nhu cầu về bất động sản sức khỏe, bất động sản đô thị, nhà ở cũng tăng lên.

Tuy nhiên, chính sách pháp luật Việt Nam chưa tạo điều kiện để chúng ta triển khai được và phát triển được loại hình này. Đặc biệt là chính sách di cư, nhập cư cũng như thời hạn visa còn hạn chế chưa cho phép người nước ngoài ở lại, có trường hợp du khách phải bay ra khỏi Việt Nam rồi bay lại vào thì mới được kéo dài hạn visa.

“Mặc dù Luật Xây dựng cho phép sở hữu nhà với người nước ngoài nhưng Luật Đất đai chưa cho phép điều này. Đây là một trở ngại lớn trong việc thi hút người nước ngoài sang Việt Nam ở để chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng trong thời gian dài. Hình thức này tại Việt Nam đã phát triển một thời gian ở loại hình như Condotel, kỳ nghỉ, nhưng loại hình này chưa có cơ sở pháp lý để người mua hoàn toàn yên tâm được. Cụ thể là Luật Đất đai chỉ công nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, còn dạng Condotel hay kỳ nghỉ chủ yếu là hợp đồng dân sự”, ông Thọ cho biết.


Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường
Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, thể chế pháp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi mới đây về cơ bản vẫn chưa cho phép người nước ngoài được sở hữu quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Đây là vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và hội nhập quốc tế, do đó cần được nghiên cứu và có những giải pháp nhất quán và khả thi.

Nói về “vướng mắc” pháp lý, TS.KTS Hồ Chí Quang, Phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Xây dựng, Luật Du lịch cho hay, đất để làm các khu du lịch thương mại hay bất động sản chăm sóc sức khỏe bản chất là đất dịch vụ. Hầu như trong những khu vực này không có đất ở, do đó cần xác định và xây dựng rõ định nghĩa về condotel.

Ngoài ra, trong Luật Du lịch, Điều 3 chưa định nghĩa “chăm sóc sức khỏe”; tương tự tại Điều 5 chưa nói đến cụm từ “chính sách phát triển du lịch”; tại Điều 15 chưa nêu rõ “các loại tài nguyên du lịch”; tại Điều 23 thì chưa đề cập đến “điều kiện công nhận điểm du lịch”;… Đây là những vấn đề chúng ta cần giải quyết, phải luật hóa những điều này để lấy đây làm cơ sở căn cứ cho việc lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu du lịch, bất động sản chăm sóc sức khỏe.

Giải pháp thúc đẩy phát triển bất động sản chăm sóc sức khỏe

Theo các chuyên gia, để thị trường bất động sản chăm sóc sức khỏe phát huy hết được tiềm năng vốn có của nó thì cần có những giải pháp tháo gỡ về mặt chính sách, pháp lý cũng như sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển ngành du lịch chăm sóc sức khỏe. Đây sẽ là yếu tố góp phần phát triển ngành du lịch mang những nét riêng và độc đáo bản sắc Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đình Thọ, trước mắt chúng ta cần có những hành lang pháp lý cụ thể và rõ ràng về bất động sản chăm sóc sức khỏe. Trong đó, nếu chúng ta có những hình thức cho phép đăng ký quyền sử dụng đối với các bất động sản như condotel, kỳ nghỉ ở mức độ cao hơn sẽ đảm bảo cho người sở hữu được an tâm hơn, giao dịch dễ dàng hơn.


Xây dựng hàng lang pháp lý cụ thể về bất động sản chăm sóc sức khỏe sẽ tạo ra cơ sở thuận lợi để xây dựng và phát triển phân khúc này. (Ảnh minh họa)
Xây dựng hàng lang pháp lý cụ thể về bất động sản chăm sóc sức khỏe sẽ tạo ra cơ sở thuận lợi để xây dựng và phát triển phân khúc này. (Ảnh minh họa)

Ông Thọ chia sẻ thêm, sửa đổi Luật Đất đai sắp tới cần cân bằng giữa Nhà nước, nhà đầu tư và lợi ích của các địa phương. Cần chỉ rõ nơi nào có thể đầu tư và phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe thì cần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cân bằng thế hệ hiện tại và tương lai để những khu vực thải khí cacbon phải trả phí cho những khu vực hấp thụ cacbon.

TS. Cấn Văn Lực nêu quan điểm: “Cần tiếp tục nghiên cứu để cho phép người nước ngoài có cơ hội được mua, được sở hữu nhà ở và các loại hình bất động sản tại Việt Nam, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng và các loại bất động sản khác. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề về nguồn vốn, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong khi, mỗi năm từ nay đến 2030, chúng ta cần khoản 28 – 30 tỷ đôla để phục hồi và tăng trưởng xanh”.

Vấn đề an ninh khiến chúng ta băn khoăn là điều đương nhiên, do đó, theo ông Lực giải pháp cho việc này là cho nhận thế chấp với người nước ngoài nhưng phải qua trung gian thứ ba là tổ chức tài chính Việt Nam. Phải có những giải pháp dung hòa chứ không thể chưa quản lý được đã cấm đoán ngay, nếu “đóng cửa” luôn như vậy thì đất nước sẽ rất khó có thể hội nhập.


Ban hành các chính sách ưu đãi, ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển phân khúc du lịch, bất động sản chăm sóc sức khỏe góp phần thu hút dòng vốn từ các "đại bàng" nước ngoài. (Ảnh minh họa)
Ban hành các chính sách ưu đãi, ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển phân khúc du lịch, bất động sản chăm sóc sức khỏe góp phần thu hút dòng vốn từ các "đại bàng" nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Còn TS, Nguyễn Anh Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch nhận định, đối với các sản phẩm du lịch, chăm sóc sức khỏe thì cần phải linh hoạt, nhanh nhạy để bắt kịp với xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu của thị dân, đặc biệt là sau đại dịch những xu hướng này đang dẫn đầu. Việt Nam cần ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp để khuyến khích và thu hút các doanh nhiệp tham gia đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, cần xây dựng hàng lang pháp lý thuận lợi, môi trường phù hợp cho việc phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch, bất động sản chăm sóc sức khỏe.

Ông Tuấn kiến nghị, cần ban hành các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ thị trường cao cấp, có mức chi trả cao. Ngoài ra, đối với các donh nghiệp phát triển sản phẩm du lịch gắn với chăm sóc sức khỏe dựa vào thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa cũng cần có những chính sách tạo điều kiện phát triển. Nên hình thành cơ chế liên kết với ngành y tế để thu hút đầu tư và hướng dẫn phát triển loại hình này.

Nếu Việt Nam đảm bảo được những điều này giống như các nước đã thực hiện trên thế giới, chúng ta có thể dễ dàng đón những “đại bàng” bay về phát triển cũng như kích thích dòng vốn đầu tư, kinh doanh. Điều quan trọng là phải biết nắm bắt cơ hội, dung hòa giữa các giải pháp, tránh “bóp chặt” các lợi thế của mình để hội nhập với thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước