meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng không?

Thứ tư, 26/10/2022-10:10

CÂU HỎI:

Tôi và vợ tôi là Việt Kiều Úc. Vợ chồng tôi sang Úc du học sau đó định cư từ năm 2005 đến nay. Gia đình tôi còn bố mẹ và các anh chị em hai bên nội ngoại vẫn sống ở Việt Nam. 2 năm nay, tôi mở chi nhánh công ty ở Việt Nam nên thời gian ở Việt Nam nhiều hơn. Vợ chồng tôi cũng vừa muốn mua một căn nhà ở Việt Nam để tiện sinh hoạt và làm việc.

Xin hỏi, Việt kiều như chúng tôi có được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng hay không?

TRẢ LỜI:

Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện. Vậy, Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không? nếu có thì cần đáp ứng điều kiện kiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp rõ trong bài viết sau.

Giải thích từ ngữ: Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Việt kiều gồm những ai?

Thuật ngữ “Việt kiều” được người dân sử dụng khá phổ biến dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài; dù vậy, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định trong các văn bản pháp luật.

Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 nhóm:

  • Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
  • Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Việt kiều gồm những ai?
Việt kiều gồm những ai?

Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?

Để trả lời cho câu hỏi “người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng hay không?” cần tìm hiểu thông qua 02 quy định sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nếu đủ điều kiện

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

* Đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể:

Phải có giấy tờ theo quy định sau:

  • Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
  • Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng mỗi quyền sử dụng đất (không được mua riêng đất), trừ trường hợp thửa đất đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

2. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam

* Có quyền được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng

Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

* Thông tin thể hiện trên bìa Sổ đỏ, Sổ hồng

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”

Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về việc “Việt kiều có được đứng tên Sổ đỏ hay không?” Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng đối với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước