Ukraine tuyên bố cấm nhập khẩu mọi hàng hoá Nga
BÀI LIÊN QUAN
Starlink - Vệ tinh Internet đã được ông trùm công nghệ Elon Musk kích hoạt tại UkraineXung đột Nga - Ukraine có thể gây áp lực lên các nền kinh tế châu ÁXung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầuUkraine cấm nhập khẩu mọi hàng hoá từ Nga
Ukraine vừa qua đã ra quyết định cấm nhập khẩu mọi hàng hoá từ Nga - một trong những đối tác thương mại quan trọng của nước này trước xung đột, với lượng hàng hoá nhập khẩu hàng năm trị giá tới 6 tỷ USD.
Đồng thời đã kêu gọi những nước khác làm theo và áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn đối với Moscow.
Theo trang tin Reuters, Bộ trưởng Kinh tế Ukraine - Yulia Svyrydenko đã tuyên bố trên Facebook cá nhân của mình vào ngày 9/4 rằng Ukraine đã chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn thương mại hàng hoá đối với quốc gia này, kể từ bây giờ, không một sản phẩm nào của Liên bang Nga được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Ukraine.
Bà Yulia Svyrydenko cho biết, động thái này của Ukraine có thể được coi là ví dụ cho những đối tác phương Tây, kích thích các nước này tăng cường thêm những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, bao gồm cả việc thực hiện lệnh cấm vận năng lượng và cô lập mọi ngân hàng của nước này.
Thuỵ Điển và Phần Lan sẽ sớm gia nhập NATO
Theo kênh CNN, dư luận ở cả hai nước về việc tham gia liên minh NATO đã thay đổi đáng kể từ sau cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra. Thủ tướng Phần Lan - Sanna Marin hôm 8/4 cho biết rằng Quốc hội nước này sẽ thảo luận về khả năng trở thành thành viên NATO trong một vài tuần tới và bà còn hy vọng những cuộc thảo luận này sẽ kết thúc trước giữa hè.
Thủ tướng Phần Lan nói rằng "Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có những cuộc thảo luận vô cùng cẩn thận nhưng sẽ không tốn quá nhiều thời gian hơn những gì phải làm vì tình hình hiện nay đang khá nghiêm trọng".
Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Thuỵ Điển Magdalena Andersson cho biết rằng quốc gia này sẽ không loại trừ đi khả năng trở thành thành viên của nhóm NATO.
Thuỵ Điển hiện đang tiến hành phân tích chính sách an ninh và sẽ sớm hoàn thành vào cuối tháng 5 và chính phủ dự kiến sẽ công bố quan điểm sau báo cáo đó, một quan chức Thuỵ Điển chia sẻ với CNN.
Thuỵ Điển cho biết, quốc gia này sẽ sớm có tuyên bố quyết định nhưng hiện vẫn đang dựa theo thời điểm công bố của quốc gia láng giềng Phần Lan.
Đại sứ Phần Lan tại Mỹ - Mikko Hautala đã chia sẻ với CNN rằng hai quốc gia này hiện đang phối hợp chặt chẽ với nhau nhưng mỗi quốc gia sẽ đưa ra quyết định độc lập của riêng mình.
Đức thiếu vũ khí viện trợ cho Ukraine
Ngày 9/4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức - Christines Lambrecht cho biết rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine trực tiếp từ kho dự trữ của quân đội Đức là không thể.
Bà còn nhấn mạnh rằng, Đức phải duy trì kho dự trữ của mình để đảm bảo khả năng phòng thủ của chính nước Đức và liên minh, do vậy viện trợ quân sự cho Ukraine trong tương lai sẽ được chuyển giao cho những tập đoàn quân sự - công nghiệp.
Bộ trưởng Đức thừa nhận rằng "Về kho dự trữ của quân đội Đức, hỗ trợ quân sự của chúng tôi cho Ukraine đã đạt tới giới hạn".
Tuy vậy, quan chức Đức cũng đã nói thêm rằng điều này không có nghĩa là "nước Đức không thể làm gì hơn cho Ukraine", nhưng hiện bà đã từ chối tiết lộ bước viện trợ quân sự tiếp theo với lý do "bảo mật tuyệt đối".
Ngay theo đánh giá, Đức là một trong những khách hàng mua năng lượng lớn của Nga ở châu Âu và trước đây ít nhiệt tình với việc viện trợ quân sự cho Ukraine. Khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine bắt đầu thì Đức đã từ chối cung cấp vũ khí và sau đó chỉ cung cấp vũ khí sát thương như tên lửa phòng không dưới áp lực của đồng minh.