meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xung đột Nga - Ukraine có thể gây áp lực lên các nền kinh tế châu Á

Thứ hai, 28/02/2022-10:02
Các chuyên gia kinh tế dự báo cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể tác động lớn tới giá dầu và nhiều loại hàng hóa đầu vào quan trọng của các nước trong khu vực châu Á. 

Châu Á đối diện với tình trạng khan hiếm hàng hóa

Ngày 23/2, Nga đã công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai khỏi Ukraine là Donetsk và Lugansk. Ngày 24/2, Nga mở một chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Ukraine và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngay lập tức, các quốc gia phương Tây đã ban bố các lệnh trừng phạt nhắm vào quan chức và chính phủ cũng như nền kinh tế Nga. Các lệnh trừng phạt cùng tâm lý lo lắng chiến sự ở Đông Âu đã đẩy áp lực lên các quốc gia tại châu Á, vốn đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19 lên một mức căng thẳng hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá nhiên liệu như dầu, xăng, khí đốt… và hàng hóa như lương thực, kim loại… sẽ tăng vọt trong thời gian tới. Điều này giống như ‘khủng hoảng kép’ đối với các quốc gia châu Á vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Những nước này sẽ sớm đối mặt với thực tế giá cả tăng vọt. Thậm chí các chuyên gia còn cảnh báo, một làn sóng khan hiếm hàng hóa sẽ xuất hiện trong tương lai gần.


Giá xăng dầu có dấu hiệu tăng vọt khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. 
Giá xăng dầu có dấu hiệu tăng vọt khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. 

Ông Tom Rafferty, Giám đốc của hãng Economist Intelligence Unit cho rằng giá cả tăng theo các diễn biến chiến sự sẽ đẩy lạm phát tăng theo, tác động xấu tới người tiêu dùng. “Ở thời điểm ngắn hạn, các tác động về chính trị, kinh tế đối với cá quốc gia châu Á là rất nghiêm trọng, triển vọng tăng trưởng có nguy cơ thất bại, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang tác động tới quá trình phục hồi” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Có thể nhận thấy ngay tác động của xung đột Nga – Ukraine lên nền tài chính của các quốc gia châu Á. Trong ngày 24/2, khi những tin tức đầu tiên về chiến sự được công bố, hàng loạt sàn chứng khoán châu Á đã “đỏ lửa”. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,1% ở mốc 26.161 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng mất 1,6%, còn 23.2929 điểm. Thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng chung số phận khi giảm 0,2 điểm phần trăm, còn 3.483 điểm.

Giá dầu cũng không nằm ngoài vòng tác động. Ngày 24/2, giá dầu thô đã vọt lên qua mốc 100 USD/ thùng, cao nhất từ năm 2014.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tác động trầm trọng tới châu Á thông qua giá nhiên liệu và hàng hóa. Các nhà nhập khẩu sẽ chịu thêm nhiều chi phí, đẩy giá hàng hóa tăng cao. Dự báo, giá nguyên liệu sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Hàn Quốc là quốc gia được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc khan hiếm cũng như giá cả đầu vào tăng cao. Theo Bộ trưởng Thương mại nước này, ông Yeo Han-koo, lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ xuất hiện. Theo ông Yeo Han-koo, nước này hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn nguồn năng lượng từ bên ngoài. Trong khi đó, Nga là quốc gia chủ chốt của lĩnh vực này.

Nhật Bản cũng sẽ gặp những khó khăn tương tự như Hàn Quốc, do nước này gần như không có tài nguyên gì đáng kể, mọi thứ đều phải đi mua từ bên ngoài. Một quốc gia khác là Ấn Độ cũng chịu chung cảnh ngộ. Đất nước hơn 1 tỷ dân này phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu khí đốt và dầu thô từ Nga.

“Dư chấn” rung chuyển kinh tế châu Á

Viễn cảnh giá dầu, lương thực tăng vọt và chuỗi cung ứng gián đoạn đã phủ bóng đen lên các nền kinh tế lớn, có vai trò dẫn dắt châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn độ và thậm chí là Trung Quốc.

Khả năng để Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia thêm vào các lệnh trừng phạt với Nga là rất nhỏ, bởi nếu bị đáp trả, thiệt hại của các quốc gia này còn lớn hơn so với Nga. Có thể nói, Nga đang nắm giữ các “vũ khí” hữu hiệu trong tay trong ván bài kinh tế.

Trung Quốc, vốn không có nhiều sự phụ thuộc vào Nga trong các mặt hàng chủ chốt, cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Một khi các quốc gia khác trong khu vực thắt chặt chi tiêu, tìm cách thúc đẩy thị trường trong nước thì với một quốc gia xuất khẩu hàng đầu, Trung Quốc cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, quốc gia tỷ dân này cũng là nước nhập khẩu nhiều ngô, lúa mì từ Nga. Giá các mặt hàng này có thể sẽ tăng trong thời gian tới, gây ảnh hưởng tới giá cả trong nước.


Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các quốc gia châu Á. 
Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các quốc gia châu Á. 

Một cuộc khủng hoảng tài chính ở mức nhẹ có thể xuất hiện trong nửa đầu năm 2022, theo dự báo của một chuyên gia kinh tế từ CNBC. Do đó, khi các quốc gia tìm kiếm đối tác cung cấp dầu, khí đốt, lương thực khác ngoài Nga và Ukraine, ngân hàng trung ương phải can thiệp để giữ cho lạm phát ở mức ổn định. Điều này sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng bứt phá trong năm nay của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu châu Á.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore, Lawrence Wong cho rằng, xung đột Nga – Ukraine khi tác động tới kinh tế châu Á, các chính phủ sẽ tìm mọi cách để duy trì nền kinh tế của quốc gia mình. Tuy nhiên, các dự án và kế hoạch trong tương lai gần sẽ trở nên phức tạp hơn, nhất là khi Covid-19 vẫn chưa thể kiểm soát tốt.

Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, lạm phát sản xuất đã ở mức đỉnh hơn 9%. Dự báo, lạm phát của Nhật Bản sẽ tăng thêm 2% vào tháng 4 tới đây. Do đó cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ khiến hai quốc gia này khó thêm khó. Các dự định trong năm 2022 và thậm chí đến 2025 có thể bị ảnh hưởng rất lớn.

Theo chuyên gia kinh tế tại Đại học Oxford, cuộc xung đột Nga – Ukraine nếu tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu có thể đẩy giá dầu lên mức kỷ lục, từ 130 – 150 USD/ thùng. Mặc dù kỳ vọng điều này không xảy ra, nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, phía trước là viễn cảnh không mấy sáng sủa với các nền kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu, châu Á, nơi phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga và lương thực từ Ukraine. Các nhà đầu tư châu Á đang lo ngại về một cú sốc kép: kinh tế đình trệ, lạm phát tăng cao.

Như vậy có thể thấy, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tạo nên “dư chấn” cho các nền kinh tế châu Á. Sau hơn 2 năm phải chống chọi với đại dịch Covid-19,vốn đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của hầu hết các quốc gia châu Á, giờ đây xung đột Nga – Ukraine có nguy cơ khiến “giọt nước tràn ly”, rung chuyển nền kinh tế của châu lục này. Nếu như cuộc xung đột này không sớm tìm được lối thoát, kinh tế toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng sẽ mang sắc thái tiêu cực trong thời gian ít nhất là hết năm 2022.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

5 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

5 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

5 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

5 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

5 giờ trước