meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tín hiệu hồi phục của bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng

Thứ sáu, 10/03/2023-09:03
Bất động sản du lịch đang có tín hiệu hồi phục trở lại sau hơn 2 năm chịu tác động từ dịch bệnh, tuy nhiên vẫn chưa được như kỳ vọng.

Theo Kinhtedothi, trong vòng 7-8 năm gần đây, Việt Nam ghi nhận bất động sản du lịch phát triển bùng nổ, tuy nhiên còn rất nhiều nút thắt về chính sách pháp lý. Bất động sản du lịch đang có tín hiệu hồi phục trở lại hậu đại dịch, nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Tái khởi động hoạt động đầu tư

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã liên tục chịu đòn đau trong 3 năm qua, từ vụ việc Cocobay Đà Nẵng vỡ trận khi chủ đầu tư công bố dừng trả lợi nhuận cam kết 12% cho nhà đầu tư.

Sau đó là hơn 2 năm phải giãn cách xã hội vì đại dịch. Mọi hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch đều tạm dừng khiến các chủ đầu tư lâm cảnh điêu đứng. Ngoài ra, niềm tin của giới đầu tư với sản phẩm này cũng sụt giảm mạnh và tính pháp lý chưa hoàn thiện…


Phân khúc bất động sản du lịch có dấu hiệu hồi phục
Phân khúc bất động sản du lịch có dấu hiệu hồi phục

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng rơi từ chỗ đang ở thời kỳ hoàng kim xuống đáy của thị trường. Vào giữa tháng 2/2020, đối mặt với nguy cơ đổ vỡ của dòng sản phẩm này, Bộ TN&MT đã khẩn trương vào cuộc ban hành Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ để hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận cho công trình xây dựng không phải nhà ở từ 50-70 năm.

Thế nhưng, một lần nữa phân khúc bất động sản du lịch vẫn gặp khó khi mất/ thiếu hụt nguồn vốn đầu tư khi thị trường trái phiếu rơi vào khủng hoảng và Nhà nước siết chặt việc huy động trái phiếu cũng như truy tố hình sự hàng loạt lãnh đạo các công ty chứng khoán.

Đó là vì các chủ đầu tư dự án thuộc nhóm này không được ngân hàng bảo lãnh cho vay và đa phần vốn kinh doanh dựa vào nguồn tiền phát hành trái phiếu cũng như huy động từ khách hàng.

Nhiều chủ đầu tư lo ngại khi triển khai dự án mới bởi các dự án vốn đã bị đình trệ và dừng hoạt động. Số liệu báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy cả nước chỉ có thêm 12 dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được cấp phép mới trong năm 2022, bằng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều chủ đầu tư đã tái khởi động đầu tư với 126 dự án đang triển khai xây dựng, trong đó có 19.922 căn hộ du lịch, 4.282 biệt thự du lịch, 282 văn phòng kết hợp lưu trú.

So với thời hoàng kim năm 2015-2018, những con số này chưa đáng là bao, tuy nhiên cũng cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực của dòng sản phẩm này sau nhiều biến cố.

Dẫu vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã thay đổi từ đầu tháng 12/2022, tuy nhiên Việt Nam chưa nằm trong danh sách đón khách Trung Quốc. Trong khi đó, lượng lớn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam hàng năm đến từ quốc gia tỷ dân này.

Tín hiệu hồi phục của bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng - ảnh 2

Điều này đang gây thêm khó khăn cho phân khúc bất động sản du lịch. Do đó, Bộ VHTT&DL Việt Nam vừa qua đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa & Du lịch Trung Quốc kiến nghị sớm đưa Việt Nam vào danh sách các nước thí điểm du lịch theo đoàn.

Chuyên gia quản lý du lịch Lương Hoài Nam khẳng định rằng nếu không tăng nhanh du khách đạt hay vượt mức trước đại dịch, thì những doanh nghiệp du lịch sẽ kiệt sức. Đồng thời, các doanh nghiệp bất động sản đầu tư quá mức vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ngày càng khốn khó hơn.

Đồng bộ các quy định liên quan đến pháp lý

Các chuyên gia đánh giá rằng nguồn cung bất động sản du lịch 2023 có thể sẽ vẫn giảm, chỉ những chủ đầu tư có nguồn lực mới có thể phát triển dự án. Thế nhưng, tin vui là Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người mua, cùng với các quy định mới về phát hành trái phiếu…

Ngoài ra, Quốc hội sẽ thông qua một số đạo luật cơ bản về thị trường bất động sản trong năm 2023 nhằm tháo gỡ những nút thắt về pháp lý.

Bởi vậy, phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường bất động sản nói chung được kỳ vọng sẽ hồi phục và khởi sắc. 

Chuyên gia Đinh Thế Hiển nhận định rằng phân khúc bất động sản công nghiệp và nghỉ dưỡng sẽ lên ngôi trong năm nay, và nửa đầu năm chính là cơ hội vàng để xuống tiền cho phân khúc này vì có thể đây là “đáy” tính từ quý IV năm ngoái.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, khoảng trống về pháp lý đang là rào cản lớn dù phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng đang có nhiều tiềm năng phát triển cũng như cơ hội hồi phục tốt.

Tín hiệu hồi phục của bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng - ảnh 3

Do đó, cần có giải pháp như hoàn thiện pháp luật, chính sách về bất động sản du lịch, qua đó, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với chế định của pháp luật kinh doanh bất động sản trong hệ thống pháp luật.

Cụ thể, cần kiểm tra rà soát, sửa đổi quy định của Luật Đầu tư 2020 bằng cahcs bổ sung quy định về chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch, vấn đề cấp giấy phép đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp có vốn FDI…

Ngoài ra, rà soát sửa đổi và bổ sung quy định của Luật Du lịch 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành về kinh doanh bất động sản du lịch nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản du lịch lành mạnh, minh bạch, và bình đẳng giữa các chủ thể.

Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nhận định bất động sản du lịch là phân khúc phát triển trong thời gian qua, ở những nơi có thế mạnh và tiềm năng về du lịch, tuy nhiên nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình quản lý Nhà nước do hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ, đầy đủ.

Điều này đòi hỏi cần phải bổ sung, hoàn thiện và tạo lập khung pháp lý cho thị trường bất động sản, và đặc biệt là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vận hành nhịp nhàng hơn.

Theo ông Tuyến, cần phải đánh giá, rà soát hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch, qua đó nhận ra được những thiếu sót, bất cập, và khoảng trống rồi đưa ra cách xử lý.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

13 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

13 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

13 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

13 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

13 giờ trước