meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu từ A - Z về các thành phần của Internet of things

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Hiện nay, sự xuất hiện của thuật ngữ “Internet of things” (IoT) ngày càng nhiều hơn. Công nghệ này đã tác động một cách mạnh mẽ đến cuộc sống và công việc hằng ngày của chúng ta. Vậy bạn đã biết Internet of things là gì? Và các thành phần của Internet of things như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từ A - Z về mạng lưới này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa của Internet of things

Theo các chuyên gia, Internet of things là một cụm từ được viết tắt thành IoT. Đây được xem là một dạng mạng lưới có khả năng kết nối mọi vật thể và thiết bị thông qua Internet. Thực chất, chúng sẽ được mã hóa dưới dạng các mã nhận diện ID khác nhau. Sau đó kết nối thành mạng lưới liên kết thông minh. 

Cuối cùng, mạng lưới này sẽ giúp người dùng trao đổi dữ liệu hay truyền tải thông tin qua lại với nhau giữa các thiết bị. Điểm đặc biệt chính của Internet of things là không cần có sự tương tác trực tiếp giữa con người với máy tính hay con người với con người.


Internet of things là một dạng mạng lưới có khả năng kết nối mọi vật thể và thiết bị thông qua Internet
Internet of things là một dạng mạng lưới có khả năng kết nối mọi vật thể và thiết bị thông qua Internet

2. Đặc điểm của Internet of things như thế nào?

  • Tính không đồng nhất: Bởi vì các phần cứng và network khác nhau làm cho các thành phần trong Internet of things cũng không đồng nhất. Tuy nhiên, nhờ sự liên kết của các network thì các thiết bị giữa chúng có thể dễ dàng tương tác qua lại với nhau.
  • Tính kết nối liên thông: Với hệ thống Internet of things thì bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau. Chỉ cần thông qua cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể và mạng lưới thông tin là được.
  • Internet of things có khả năng cung cấp cho người dùng những dịch vụ liên quan đến “things”. Chẳng hạn như bảo vệ tính nhất quán và sự riêng tư giữa Virtual Thing và Physical Thing. 
  • Quy mô lớn: Với một số lượng lớn các máy móc, thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Điều này giúp cho số lượng các thông tin và dữ liệu được truyền đi sẽ lớn hơn nhiều so với phương thức truyền thống.
  • Tính linh hoạt: Các trạng thái của máy móc, thiết bị điện tử có thể tự động thay đổi như kết nối hoặc ngắt, thay đổi tốc độ hay vị trí số lượng thiết bị cũng có thể tự động thay đổi tùy theo nhu cầu.

Internet of things có khả năng cung cấp cho người dùng đa dạng dịch vụ
Internet of things có khả năng cung cấp cho người dùng đa dạng dịch vụ

3. Các thành phần của internet of things gồm những gì?

3.1. Kết nối và đồng bộ hóa

Việc kết nối và đồng bộ hóa này có chức năng vừa tích hợp vừa đồng bộ các định dạng dữ liệu và các giao thức khác nhau vào cùng một giao diện. Điều này giúp đảm bảo việc tương tác cũng như truyền dữ liệu với các thiết bị khác một cách chính xác nhất.

3.2. Quản lý thiết bị

Thành phần này giúp đảm bảo cho các thiết bị được hoạt động và việc cập nhật các phần mềm đều luôn trong trạng thái ổn định và bình thường. Điều này cũng sẽ tương tự với các ứng dụng đang được chạy trên các thiết bị khác như EDGE gateway (gateways ngoại biên).

3.3. Cơ sở dữ liệu

Bên cạnh việc lưu trữ các dữ liệu quan trọng, cơ sở dữ liệu còn có thể dựa trên các đám mây để mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đồng thời, cơ sở dữ liệu phải có khả năng đảm bảo sự đa dạng, độ tin cậy và vận tốc của dữ liệu.

3.4. Quản lý và xử lý hoạt động

Với nguyên tắc Event Action Triggers, các thành phần của Internet of things có thể đưa dữ liệu vào hoạt động. Nhằm dựa trên dữ liệu từ cảm biến cụ thể để cho phép thực thi các hoạt động “thông minh”.

3.5. Hệ thống phân tích dữ liệu

Đây được xem là bộ não của nền tảng Internet of things. Bởi vì nó có chức năng quan trọng trong việc thực hiện các phân tích phức tạp. Chẳng hạn từ khả năng tự học và việc phân cụm dữ liệu cơ bản để tự dự đoán, phân tích, trích xuất những dữ liệu có giá trị trong cả luồng dữ liệu của Internet of things.

3.6. Giao diện biểu diễn dữ liệu

Đây là một trong những thành phần của Internet of things cho phép người dùng có thể xem xét các mẫu cũng như quan sát các xu hướng. Từ bảng điều khiển trực quan qua các hình họa mô phỏng, biểu đồ đường thẳng.

3.7. Công cụ bổ sung

Công cụ bổ sung thành phần mà cho phép các nhà phát triển của Internet of things được thử nghiệm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trong các trường hợp sử dụng được biểu diễn trên hệ sinh thái mô phỏng dùng quản lý và kiểm soát thiết bị kết nối.

3.8. Các giao thức để kết nối với hệ thống khác bên ngoài

Internet of things còn cho phép người dùng có thể tích hợp các hệ thống lại với nhau. Ví dụ là hệ thống quản lý sản xuất MES, phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP thông qua các bộ phát triển phần mềm, các giao diện lập trình ứng dụng và các gateways.


Các thành phần của internet of things sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng
Các thành phần của internet of things sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng

4. Một vài ứng dụng nổi bật của Internet of things

Hiện nay, Internet of things hầu như đã có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của chúng ta, từ giáo dục, văn hóa cho đến y học, truyền thống,... Trước đây, khi muốn trao đổi thông tin với nhau, chúng ta thường phải viết thư và thông qua người giao nhận. 

Tuy nhiên hiện nay nhờ vào các thiết bị thông minh có kết nối mạng, chưa đầy 10s, bạn đã có thể gửi tin nhắn cho một hoặc nhiều người khác. Ngoài ra, các thành phần của Internet of things còn được ứng dụng trong nhiều vấn đề khác như:

  • Quản lý hệ thống máy móc.
  • Nhà thông minh.
  • Quản lý môi trường.
  • Hệ thống kiểm soát an ninh.
  • Thông qua việc đồng bộ để quản lý toàn bộ thiết bị cá nhân.
  • Hệ thống mua sắm trực tuyến.

Internet of things đã có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
Internet of things đã có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống

5. Vì sao Internet of things được xem là một trong những xu hướng mới của tương lai?

Với sự bao phủ rộng rãi vào khắp mọi lĩnh vực trong đời sống con người của hệ thống mạng Internet như ngày nay. Các chuyên gia dự đoán trong vài năm tới, máy móc thiết bị sẽ dần dần có thể thay thế các công việc thủ công của con người. Khi đó, công việc của chúng ta chỉ là điều khiển các thiết bị từ xa để chúng thực hiện công việc theo nhu cầu của mình. 

Chính vì vậy, Internet of things được tạo ra với hy vọng nhanh chóng trở thành xu hướng mới của tương lai. Chẳng hạn, vào năm 1984, công nghệ này chỉ mới được đưa vào ứng dụng trên khoảng 1000 thiết bị. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên đến xấp xỉ 10 tỷ thiết bị trên toàn cầu vào năm 2010.

Năm 2013, đơn vị Inter chỉ tham gia vào thị trường sản xuất và phân phối con chip cho thiết bị thuộc các thành phần của Internet of things cũng đã thu về lợi nhuận khoảng 2 tỷ USD. Nhưng không dừng lại ở đó, con số này đã tăng thêm 19% vào năm 2014. Ngoài ra một số ông lớn trong ngành công nghệ cũng dần gia nhập vào thị trường IoT. Khi đó, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mà Internet of things được bao phủ khắp mọi nơi.


Internet of things được tạo ra với hy vọng nhanh chóng trở thành xu hướng mới của tương lai
Internet of things được tạo ra với hy vọng nhanh chóng trở thành xu hướng mới của tương lai

Kết luận

Mạng lưới hệ thống Internet of things đã và đang được xem là xu hướng để các doanh nghiệp theo đuổi. Bởi vì nhờ vào tính tự động hóa IoT có khả năng giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro hệ thống. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đây, có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về các thành phần của Internet of things. Từ đó, chúng ta sẽ lựa chọn và áp dụng thành công ở doanh nghiệp của mình. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Ông Donal Trump ra mắt dự án tiền điện tử mới

Các "ông lớn" công nghệ thế giới đã phải xuống nước thế nào để có được GPU hàng đầu của Nvidia?

Cuộc cách mạng số của xây dựng 4.0 tại EU

Mỹ đang tăng áp lực buộc Hàn Quốc tham gia lệnh hạn chế chip công nghệ cao với Trung Quốc?

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

1 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

1 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

1 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

1 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

1 ngày trước