Tiếp thực là gì? Những công việc của nhân viên tiếp thực
BÀI LIÊN QUAN
Đầu bếp là gì? Cần có tố chất gì để theo đuổi nghề đầu bếp?Thông tin chi tiết và những yêu cầu khắt khe với việc giám sát nhà hàngKhái niệm liên quan đến tiếp thực là gì?
Hiện nay, dịch vụ nhà hàng, khách sạn được đánh giá cao bởi cách phục vụ, hỗ trợ khách hàng trong quá trình dùng bữa. Dựa vào mong muốn của khách hàng, hầu hết hiện nay nhà hàng nào cũng có bộ phận tiếp thực. Vậy khái niệm tiếp thực là gì?
Khái niệm tiếp thực là gì?
Thuật ngữ tiếp thực được sử dụng rộng rãi trong nhà hàng - khách sạn. Hiểu đơn giản tiếp thực là hỗ trợ khách hàng, nhân viên phục vụ và các bộ phận khác của nhà hàng. Đặc biệt, tiếp thực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh với mong muốn việc kinh doanh sẽ thuận lợi, đạt hiệu quả cao và nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận.
Khái niệm nhân viên tiếp thực là gì?
Nhân viên tiếp thực (Busboy/ food runner) hay còn được gọi là phục vụ tiếp thực có công việc chung là hỗ trợ phục vụ, setup dụng cụ, bàn ăn, vệ sinh khu vực, chuẩn bị và vận chuyển đồ ăn đến nhân viên phục vụ chuyển tới khách.
Bộ phận tiếp thực giúp khẳng định sự chuyên nghiệp, đóng vai trò duy trì hình ảnh và nâng cao chất lượng phục vụ đối trong nhà hàng - khách sạn.
Công việc cụ thể, chi tiết của nhân viên tiếp thực là gì?
Công việc của nhân viên được nhiều người đánh giá là đơn giản. Tuy nhiên, với mỗi nhân viên tiếp thực thường khá vất, yêu cầu sức khỏe tốt và sự bền bỉ nhất định. Sau đây là những công việc cụ thể của nhân viên tiếp thực:
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và setup nhà hàng
Bắt đầu mỗi ca làm của nhân viên tiếp thực sẽ bắt đầu bằng việc vệ sinh khu vực tiếp thực, đồng thời phối hợp với nhân viên phục vụ làm vệ sinh đảm bảo khu vực sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó, nhân viên tiếp thực có trách nhiệm chuẩn bị các loại nước chấm, nước sốt, chanh, ớt cần thiết cho các món ăn như sau:
- Thực hiện pha nước chấm, nước sốt theo tỉ lệ chuẩn của nhà hàng quy định. Để đảm bảo chất lượng nước chấm được đảm bảo, bạn có thể nhờ phụ bếp, đầu bếp kiểm tra lại vị.
- Bảo quản các loại nước chấm, nước sốt theo quy định nhà hàng để đảm bảo chúng vẫn còn sử dụng được khi mang lên cho khách hàng sử dụng.
- Lau dọn các lọ gia vị và di chuyển chúng đến vị trí thống nhất của nhà hàng để khách hàng có thể dùng khi cần một cách nhanh nhất.
Tiếp nhận order
Ngoài công việc trên, công việc tiếp theo của nhân viên tiếp thực là gì? Họ có nhiệm vụ nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ và kiểm tra lại thông tin order nhằm mục đích đảm bảo thông tin như số lượng, món ăn, ghi chú đặc biệt,... Đặc biệt, sau khi nhân viên tiếp thực thực đơn order, họ sẽ tiến hành rà soát và thông báo với bộ phận bếp.
Vận chuyển thức ăn từ khu vực bến đến vị trí yêu cầu
Trước khi vận chuyển thức ăn đến vị trí yêu cầu, họ cần thực hiện những nghiệp vụ như sau:
- Kiểm tra chất lượng món ăn đã đạt yêu cầu chưa, trước khi mang tới phục vụ khách hàng.
- Trong quá trình vận chuyển, họ cần đảm bảo thức ăn được bê ra theo đúng yêu cầu khách hàng và những yêu cầu riêng khi order món ăn.
- Lên món ăn theo đúng yêu cầu trước sau theo order.
- Cuối cùng, nhân viên tiếp thực sẽ bàn giao món ăn cho nhân viên phục vụ.
Vệ sinh khu vực hậu cần
Trong quá trình vận chuyển món ăn tới tay khách hàng, bộ phận tiếp thực sẽ phải đảm bảo vệ sinh khu bày món ăn, khu bếp và khu vực hậu cần phải giữ gìn sạch sẽ. Đồng thời, sau khi làm xong mỗi nhân viên có trách nhiệm thu dọn dao, nĩa,... và phân loại rác theo quy định.
Những yêu cầu đối với nhân viên tiếp thực là gì?
Với mỗi nhân viên tiếp thực thường không yêu cầu kinh nghiệm và trình độ quá cao. Tuy nhiên, sau đây là những kỹ năng cần trang bị khi làm việc như:
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng
Hầu như tất cả ngành nghề đều yêu cần nhân viên linh hoạt trong giao tiếp. Điển hình là yếu tố cần thiết với mỗi nhân viên tiếp thực. Bởi kỹ năng này mang đến sự hài lòng cho khách hàng và quay lại sử dụng dịch vụ vào các lần tiếp theo. Thông qua cử chỉ mỉm cười, chào hỏi hay hỗ trợ thông tin cho khách hàng sẽ mang lại ấn tượng tốt về nhà hàng.
Kỹ năng phục vụ khách hàng
Trong môi trường nhà hàng - khách sạn, kỹ năng cần thiết nhất mỗi nhân viên tiếp thực là kỹ năng phục vụ khách hàng. Phục vụ khách hàng là hình thức bán dịch vụ, sự phục vụ thông quá các kỹ năng và cách phục vụ của nhân viên. Để mang lại ấn tượng tốt nhất cho khách hàng của mình, nâng cao chất lượng phục vụ thì họ cần trải qua một quá trình đào tạo bài bản.
Kỹ năng lắng nghe và xử lý tình huống
Để dễ dàng thăng tiến trong bộ phận tiếp thực, họ cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe và xử lý tính huống một cách khéo léo, thỏa đáng. Bởi trong quá trình hoạt động dịch vụ này, họ thường tiếp xúc với rất nhiều tình huống phát sinh xảy ra.
Vì vậy, mỗi nhân viên cần giải quyết yêu cầu, sự khiếu nại của khách hàng một cách khéo léo, bình tĩnh và thể hiện sự lắng nghe. Ngoài ra, để thăng tiến hơn nữa trong công việc, mỗi nhân viên cần luôn trao dồi khả năng ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác.
Mức lương và cơ hội việc làm của bộ phận tiếp thực
Tùy theo kinh nghiệm, chức vụ họ sẽ được hưởng mức lương khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, họ sẽ có mức lương trung bình dao động từ 4 - 8 triệu VNĐ/ tháng chưa bao gồm tiền tip, tiền thưởng và tăng ca. Ngoài ra, trong quá trình làm việc họ sẽ được hưởng toàn bộ các quyền lợi như trợ cấp nhà ở, đi lại, bảo hiểm xã hội,...
Với chính sách lương thưởng và quyền lợi trên, cơ hội trở thành nhân viên tiếp thực liệu có khó không? Trên cơ bản, để trở thành nhân viên tiếp thực không khó và không yêu cầu quá khắt khe về nghiệp vụ và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, nhân viên tiếp thực thường phải di chuyển nhiều. Vì vậy, để trở thành nhân viên bộ phận này bạn cần phải có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và chăm chỉ.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã cung cấp tới bạn một số thông tin tiếp thực là gì và những công việc cụ thể chi tiết của nhân viên tiếp thực rồi. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn vị trí này và cơ hội làm việc nhé!