Thông tin chi tiết và những yêu cầu khắt khe với việc giám sát nhà hàng
Hiện nay, việc kinh doanh đang ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nhiều lĩnh vực sẽ được ra đời, trong số đó ngành ăn uống đã trở thành thế mạnh trên thị trường.
Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh trên thị trường càng tăng cao, hàng loạt những nhà hàng đã “mọc lên” ở khắp mọi nơi với những thương hiệu du nhập và thương hiệu của các ông chủ trong nước.
Để làm cách nào có thể tồn tại trong môi trường đó vẫn là một câu hỏi cực kì khó được đặt ra với nhiều người. Câu trả lời chính là cần phải xây dựng được một cửa hàng chuyên nghiệp từ món ăn đến phong cách phục vụ cũng phải làm hài lòng các thực khách. Do đó, vị trí giám sát nhà hàng ra đời được nhiều người quan tâm và ứng tuyển.
Giám sát nhà hàng là gì? Vai trò của người giám sát nhà hàng?
Trong một nhà hàng sẽ có rất nhiều vị trí và vai trò để vận hành mọi hoạt động của nhà hàng diễn ra một cách trơn tru. Trong đó, vị trí giám sát nhà hàng được khá nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu hết về những việc mà giám sát nhà hàng phải làm. Đồng thời, giám sát nhà hàng cũng có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sự vận hành của một nhà hàng.
Giám sát nhà hàng trong tiếng anh được gọi là Supervisor thuật ngữ này được dùng để chỉ người có vai trò giám sát cách làm việc của các bộ phận trong nhà hàng. Người giám sát nhà hàng sẽ thuộc quyền quản lý trực tiếp của trưởng bộ phận và sẽ thay vai trò của trưởng bộ phận cai quản nhà hàng.
Các giám sát nhà hàng cũng là người phải nắm bắt và bao quát được toàn bộ công việc của nhà hàng và nhân viên của mình, họ cũng là trợ thủ đắc lực cho quản lý trong việc theo dõi, giám sát, điều phối các hoạt động của nhân viên cấp dưới.
Một số việc mà giám sát nhà hàng sẽ thay quản lý làm như chia ca cho nhân viên, điều phối công việc cho nhân viên, nhanh chóng phối hợp giải với nhân viên và khách hàng quyết các vấn đề phát sinh.
Vai trò của người giám sát nhà hàng
Tuy làm việc dưới quyền quản lý nhưng người giám sát nhà hàng cũng có quyền hành gần ngang với người quản lý. Vì thế trách nhiệm của họ cũng rất lớn và khá nhiều trong quy trình vận hành của một nhà hàng.
– Người giám sát nhà hàng sẽ có trách nhiệm giám sát các bộ phận làm việc như thế nào trong ca làm việc, để kiểm soát tình hình và chắc chắn quy trình cũng như chất lượng phục vụ của nhân viên tốt phù hợp với các tiêu chí và quy định mà nhà hàng đưa ra.
– Người giám sát nhà hàng cũng sẽ chịu trách nhiệm phân chia, bố trí ca làm việc của các nhân viên sao cho phù hợp với lượng khách của mỗi ca làm việc tránh để tình trạng vắng khách thì có nhiều nhân viên mà nhiều khách thì lại thiếu nhân viên.
– Người giám sát cũng phải có khả năng ứng biến nhanh nhạy và nắm bắt được tình hình của các nhân viên để khi xảy ra trường hợp phát sinh có thể nhanh chóng xử lý tình huống.
– Họ cũng sẽ là người lắng nghe các phản hồi của khách hàng về món ăn và nhân viên để khắc phục các nhược điểm và phát huy ưu điểm, đồng thời sẽ có phương pháp để chấn chỉnh đội ngũ nhân viên.
– Theo dõi, hướng dẫn, tổ chức các buổi training để hướng dẫn nhân viên các quy định của nhà hàng và tuân thủ các quy định từ các cấp quản lý sao cho phù hợp với tiêu chí mà nhà hàng đưa ra khi làm việc.
Công việc của người giữ vị trí giám sát nhà hàng
Đối với vị trí giám sát nhà hàng sẽ có khá nhiều việc phải làm trong một ngày và cần phải bao quát được toàn bộ những việc mình chịu trách nhiệm.
Đầu tiên là họ sẽ phải chia ca, sắp xếp công việc cho nhân viên
- Chia ca làm việc, kiểm tra tác phong đồng phục của nhân viên và nhắc nhở họ nhớ kĩ những yêu cầu kĩ năng của nhà hàng như phục vụ bàn, bar, hướng dẫn khách hàng...
- Nhận yêu cầu từ các bộ phận khác và cấp trên để phân công công việc cho các nhân viên phụ trách.
- Quan sát hoạt động của nhân viên chuẩn bị trước khi vào ca làm và phải đánh giá chất lượng của các nhân viên dưới quyền.
Điều phối nhân viên, hỗ trợ phục vụ khách hàng khi có mặt tại cửa hàng
- Đảm bảo mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng trước khi đón khách vào cửa hàng.
- Giám sát quy trình phục vụ của nhân viên đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng và khiến cho khách hàng hài lòng.
- Điều động linh hoạt nhân viên hỗ trợ làm việc khi nhà hàng bị dồn khách.
- Hỗ trợ quy trình setup và phục vụ khách hàng trong suốt quá trình làm việc.
Giải quyết các yêu cầu, sự cố phát sinh từ phía khách hàng
- Lắng nghe, tiếp nhận phản hồi và những yêu cầu của khách hàng để phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết thỏa đáng giúp khách hàng hài lòng nhất có thể.
- Chủ động đứng ra giải quyết các sự cố trong quá trình phục vụ tránh để sự việc đi quá xa không thể giải quyết.
- Tiến hành chấn chỉnh, khắc phục về dịch vụ hoặc nhân viên nhà hàng nếu như khách hàng phàn nàn để chấn chỉnh lại giúp cho những khách hàng sau không khó chịu.
- Báo cáo lên quản lý nhà hàng về những điều mà khách hàng không hài lòng để cải thiện chất lượng phục vụ trong tương lai.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
- Người giám sát nhà hàng cũng có trách nhiệm trực tiếp đứng lớp để đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và bồi dưỡng thêm cho những nhân viên lâu năm.
- Tổ chức đánh giá, triển khai các khóa đào tạo và có thể kết nối với các lớp đào tạo bên ngoài để cử nhân viên đi học chuyên môn nghiệp vụ nâng cao.
Một số công việc khác người giám sát cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện
- Kết hợp với các bộ phận khác để triển khai thực hiện các chương trình marketing quảng bá thương hiệu của nhà hàng.
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ do nhà hàng tổ chức hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên nghiêm túc tuân thủ các quy định về an ninh, phòng cháy chữa cháy.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ của nhà hàng trong quá trình làm việc và đảm bảo mọi đồ đạc được đặt đúng nơi quy định và phải được bảo dưỡng định kì.
- Đề xuất ghi nhận thưởng, phạt phân minh với những nhân viên có thành tích tốt và những nhân viên vi phạm quy định nhiều lần.
- Đánh giá, báo cáo kết quả làm việc cho quản lý.
- Thay mặt quản lý nhà hàng điều hành một số công việc quan trọng như phân chia ca làm, chủ trì các cuộc họp giao ca.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhân viên làm trong nhà hàng và cần phải công tư phân minh không được ưu ái ai hơn ai làm ảnh hưởng đến công việc chung.
- Làm các báo cáo theo quy định hay yêu cầu đột xuất của quản lý.
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến nhà hàng khi được cấp trên phân công.
Những kỹ năng đối với giám sát nhà hàng
Giám sát nhà hàng được ví như vị trí “bước đệm” để trở thành quản lý của một nhà hàng vì thế cần phải hội tụ nhiều yếu tố về kĩ năng và chuyên môn để có thể bao quát được hoạt động của toàn bộ nhà hàng và trở thành một mắt xích quan trọng để kết nối các nhân viên với nhau tạo ra một tập thể vững mạnh:
- Trước tiên, người giám sát phải có đam mê với ngành nhà hàng, khách sạn.
- Có các kĩ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.
- Sử dụng thành các phần mềm quản lý nhà hàng.
- Cần phải có kỹ năng lãnh đạo, tạo ảnh hưởng tích cực cho nhân viên nhà hàng.
- Giám sát nhà hàng phải là những người có sự quyết đoán, tư duy logic.
- Kĩ năng mềm tốt như giao tiếp tốt, có thể xử lý nhanh các tình huống khó phát sinh trong quá trình làm việc như phản ứng tiêu cực của khách hàng, thiếu nguyên liệu chế biến,...
- Kỹ năng lắng nghe và kỹ năng chăm sóc khách hàng.
- Tuân thủ kỉ luật và có thái độ tự tin, chuyên nghiệp và chịu được áp lực công việc.
Mức lương trung bình của vị trí giám sát nhà hàng
Hiện nay khi vị trí giám sát nhà hàng có sự cạnh tranh lớn trên thị trường thì mức lương của vị trí này cũng được cải thiện so với thời gian trước đây. Thông thường, mức lương trung bình cho vị trí giám sát nhà hàng sẽ dao động từ 10 đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào nơi bạn làm việc là nhà hàng lớn hay nhỏ.
Như vậy nếu muốn trở thành một người giám sát nhà hàng chuyên nghiệp bạn sẽ cần trau dồi khá nhiều kiến thức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có nhiều kĩ năng mềm và đặc biệt là sự hoạt ngôn để có thể kết nối khách hàng với nhà hàng.