Thuốc tân dược là gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tân dược
BÀI LIÊN QUAN
Bác sĩ đa khoa phải học bao nhiêu năm? Giải đáp mọi thắc mắc về y đa khoaBác sĩ nội trú là gì? Điều kiện thi nội trú là gì?Khoa ngoại là gì? Cần có điều kiện gì để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi?Thuốc tân dược là gì?
Thuốc tân dược là loại thuốc được các nhà khoa học nghiên cứu, bào chế, sản xuất từ nhiều nguyên liệu, nguồn gốc khác nhau như động vật, thực vật, khoáng vật, sinh phẩm … Thuốc tân dược được sản xuất, cô đọng dưới dạng tinh khiết, chưng cất hoặc điều chế thành một số loại chất bán tổng hợp thành.
Khác với các loại thuốc Đông y, thuốc nam được điều chế thủ công thì thuốc tân dược được sản xuất, bào chế trên dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ và khép kín. Các sản phẩm thuốc tân dược phải đạt được tiêu chuẩn quy định về chất lượng, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh theo những yêu cầu khắt khe được đặt ra bởi Bộ Y Tế.
Chất lượng sản phẩm thuốc tân dược trước và sau khi hoàn thiện đều bắt buộc phải trải qua nhiều giai đoạn giám sát, kiểm tra, kiểm định từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khâu thành phẩm đầu ra. Các sản phẩm thuốc tân dược trước khi đến tay bệnh nhân đều phải được cấp phép sản xuất, cho phép được lưu thông trên thị trường.
Thuốc tân dược bao gồm có hai thành phần chính là: nguyên liệu thành phần hóa dược và nguyên liệu sinh học dùng để làm thuốc; Thành phần hóa dược và sinh học. Tuy có các sản phẩm thuốc tân dược có những mặt khác nhau về thành phần, nhưng chúng đều có chứa các dược phẩm đã được xác định chính xác chi tiết về thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về làm thuốc bao gồm cả sản phẩm thuốc tiêm được chiết xuất từ thành phần dược liệu, loại thuốc có kết hợp thành phần dược chất với các loại dược liệu đã được khoa học chứng minh về tính an toàn và đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Những dạng bào chế sản phẩm thuốc tân dược
Trên thị trường hiện nay thuốc tân dược được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Cụ thể, sản phẩm thuốc tân dược đang có các dạng điều chế phổ biến như sau:
- Những dạng thuốc tân dược ở thể rắn (thuốc viên, thuộc dạng bột nghiền nhỏ)
- Những dạng thuốc ở thể mềm (thuốc cao, mỡ, gel)
- Những dạng thuốc điều chế ở thể lỏng (dạng thuốc dung dịch, hỗn dịch, nước siro, nhũ dịch)
- Các dạng thuốc dùng đường uống trực tiếp (thuốc viên, bột, thuốc dung dịch, nhũ dịch, thuốc hỗn dịch)
- Các dạng thuốc sử dụng bằng cách tiêm (dung dịch, thuốc hỗn dịch, thuốc nhũ dịch, thuốc bột pha tiêm, dịch truyền cơ thể)
- Các dạng thuốc dùng ở bên ngoài (thuốc bôi ở trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc mắt, bôi trên móng, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mũi, dung dịch thuốc dùng để súc miệng)
- Các dạng thuốc được dùng để đặt vào những hốc tự nhiên ở trên cơ thể (thuốc đặt vào hậu môn, thuốc trứng đặt trong âm đạo…)
Phân loại các sản phẩm thuốc tân dược
Thuốc tân dược có thể được phân biệt dựa vào những yếu tố sau:
Thuốc tân dược được phân loại dựa vào đối tượng điều trị
Thuốc dược lý nhi khoa, dược lý phụ khoa, dược lý não khoa, thuốc dược lý cho nam khoa
Phân loại các loại thuốc tân dược dựa vào cơ chế tác động của thuốc
Bao gồm các sản phẩm dược lý di truyền, sản phẩm dược lý miễn dịch, dược lý phân tử.
Phân loại thuốc tân dược dựa trên nhóm thuốc nghiên cứu
- Nhóm sản phẩm thuốc tân dược có tác dụng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của con người (thuốc điều trị đau dạ dày, loét dạ dày, thuốc chữa khó tiêu, đầy bụng, nhuận tràng, thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, táo bón, thuốc làm tan sỏi mật, ..)
- Nhóm thuốc có tác dụng ở trên máy y tế và hệ tạo máu của con người (thuốc điều trị chứng bệnh thiếu máu, bạch huyết, thuốc điều trị chứng bệnh rối loạn đông máu,…)
- Nhóm thuốc có tác dụng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch (thuốc làm tăng huyết áp, thuốc trị bệnh đau tim, suy tim, các loại thuốc điều trị chứng rối loạn về nhịp tim, sản phẩm thuốc giúp làm giảm những cơn đau thắt ngực,…
- Hormon và những sản phẩm thuốc có công dụng điều chỉnh các bệnh tật về rối loạn nội tiết.
- Thuộc chất có khả năng kháng khuẩn toàn thân (thuốc kháng sinh, thuốc chống lại tế bào nấm, sản phẩm thuốc kháng virus, những loại thuốc giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, các loại vaccine)
- Thuốc điều trị ung thư và thuốc giúp điều hòa hệ miễn dịch.
- Những loại thuốc có tác động đến hệ cơ xương (thuốc chống bệnh viêm thấp khớp, loãng xương, thuốc điều trị chứng bệnh gout, thuốc ngủ, các loại thuốc giảm đau xương khớp, tăng tiết dịch nhầy cơ xương khớp,…)
- Thuốc có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương (những loại thuốc gây mê, thuốc gây tê, các sản phẩm thuốc giúp an thần, giảm đau…)
- Thuốc có tác động lên hệ thần kinh thực vật của cơ thể con người.
- Thuốc sử dụng cho hệ hô hấp (thuốc chữa ho, viêm mũi dị ứng, thuốc hen)
- Dạng vitamin và bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
- Thuốc có tính chất đào thải, giải các độc tố trong cơ thể.
Cách điều chế các loại thuốc tân dược
Để điều chế ra các sản phẩm thuốc tân dược, thì thiết kế dạng thuốc là khâu vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến chất lượng của thuốc. Trước khi thiết kế dạng thuốc, các nhà khoa học phải tính toán xem xét đến mối tương quan, liên kết giữa những thành phần có trong dạng sản phẩm thuốc dưới những tác động, ảnh hưởng trực tiếp của kỹ thuật bào chế để tìm ra những phương án sản xuất tối ưu nhất cho từng loại sản phẩm.
Nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra những loại thuốc tân dược là cao dược liệu (bao gồm cả các loại cao lỏng, cao khô, cao đặc ) hoặc là những loại cao dược liệu được sử dụng kết hợp với những loại bột dược liệu được chiết xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao, nộp trong văn bản hồ sơ đăng ký thuốc đã được thẩm định là đã đạt yêu cầu.
Theo đó, những nguyên liệu chế xuất thuốc tân dược được hiểu rõ như sau:
- Dược chất (hay có có tên gọi khác là hoạt chất) là một chất đơn lẻ hoặc hỗn hợp nhiều chất khác nhau dùng để sản xuất ra thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong việc phòng ngừa bệnh tật, chẩn đoán các chứng bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ các chứng bệnh, điều chỉnh các vấn đề chức năng liên quan đến sinh lý cơ thể người.
- Dược liệu là những nguyên liệu dùng để điều chế làm thuốc có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên từ các loài thực vật, một số loại sinh vật, động vật, các khoáng vật và phải đạt tiêu chuẩn y tế làm thuốc.
- Tá dược là những chất không hoạt tính (về mặt dược lý hoặc sinh học) được nhà khoa học lựa chọn để xây dựng nên công thức bào chế cùng với những thành phần hoạt chất khác của sản phẩm thuốc, nhằm mục đích xây dựng nên công thức sản xuất bào chế thuốc hiệu quả nhất.
- Vỏ nang của thuốc (capsule) là một dạng bao bì nhỏ, thường được chế xuất từ chất gelatin – một loại protein được chiết xuất tách ra từ collagen có trong da, xương của động vật hoặc là gelatin chiết xuất từ thực vật, loại chất này sẽ dễ dàng hòa tan trong dịch axit dạ dày.
Kỹ thuật sản xuất, bào chế sản phẩm
Sau khi nghiên cứu, tìm kiếm, lựa chọn, kiểm soát được nguồn gốc của nguyên liệu thì sẽ đến bước kỹ thuật bào chế (Dạng thuốc – Dosage form). Đây là quy trình tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình điều chế, trong đó dược chất sẽ được nghiên cứu pha chế, kết hợp liều lượng và trình bày dưới dạng thích hợp nhất để đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả nhất đối với cơ thể con người, thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng, dễ dàng bảo quản và có mức giá thành hợp lý nhất.
Dạng thuốc tân dược bào chế sẽ bao gồm: dược chất + tá dược + bao bì.
Ngoài ra, quá trình điều chế sản phẩm thuốc tân dược cũng còn phụ thuộc vào một số những yếu tố khác nhau bao gồm yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu của những dược chất vào trong cơ thể của người bệnh như: đường dùng, liều dùng, lứa tuổi dùng thuốc, tình trạng bệnh,….Và dựa trên những tính chất lý hóa của các loại dược chất mà nhà sản xuất sẽ cần phải lựa chọn thật kỹ càng về tá dược, kỹ thuật bào chế sản phẩm, bao bì đóng gói phù hợp nhằm đáp ứng được tối đa những yêu cầu của các dạng thuốc.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tân dược
Người bệnh trong quá trình sử dụng sản phẩm thuốc tân dược cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ
Để tránh gây ra tác dụng phụ, tính tương tác của thuốc tân dược, trước khi dùng thuốc để chữa bệnh hoặc sử dụng thêm một loại thuốc mới, bạn sẽ cần cung cấp đầy đủ các thông tin, những trạng thái bệnh lý, vấn đề đặc biệt của cơ thể để cho bác sĩ chẩn bệnh và kê toa. Khi chưa rõ về liều dùng của thuốc, bạn cần hỏi bác sĩ, dược sĩ các câu hỏi liên quan đến loại thuốc mà bạn sẽ phải dùng, những diễn biến, tiến triển bệnh tật khi dùng thuốc, những cách theo dõi trong quá trình dùng thuốc, chế độ ăn, uống và sinh hoạt,…
Sử dụng nước lọc, nước ấm để uống thuốc
Các nhà khoa học đã nhận định rằng, chỉ có nước lọc, nước tinh khiết đã đun sôi, nước ấm những loại nước được dùng để uống thuốc tốt nhất. Các loại nước này đã được diệt khuẩn. Những khoáng chất hòa tan như canxi, magiê, natri, kali và những loại độc chất như thạch tín… đều đã được loại bỏ sạch hoặc chỉ dừng lại ở ngưỡng cho phép. Do đó, khi uống thuốc tân dược với những loại nước này thì sẽ không bị những chất hòa tan tồn tại ở trong nước phản ứng, tương tác với thuốc dẫn đến sự biến đổi tác dụng dược lý của thuốc. Nước sạch sẽ giúp đưa thuốc viên (thuốc viên nén hoặc thuốc viên nang, thuốc dạng cốm) đi từ khoang miệng đi xuống nhanh đến dạ dày, tan rã hoàn toàn và dịch dạ dày sẽ hòa tan thuốc, tạo dung dịch thuốc, sau đó thuộc sẽ đi xuống ruột là vị trí mà dược chất sẽ có thể dễ dàng hấp thu vào máu dẫn đến những cơ quan ở trong cơ thể phát huy tác dụng tối đa.
Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc
Thuốc có công dụng nhất định trong việc điều trị, chữa bệnh và có cả những tác dụng phụ, thường đã được biết đến và được đánh giá chi tiết trước khi chính thức đưa ra thị trường. Ngừng thuốc đột ngột có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những sự hậu quả nghiêm trọng.