meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khoa ngoại là gì? Cần có điều kiện gì để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi?

Thứ năm, 01/12/2022-16:12
Khoa ngoại là một thuật ngữ rất quen thuộc trong y học mà có lẽ ai cũng đã từng nghe qua. Tuy nhiên, để hiểu rõ ý nghĩa của khoa ngoại là gì thì chưa hẳn mọi người đều biết. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các thông tin về khoa ngoại nhé!

Khoa ngoại là gì? 

Khoa ngoại được hiểu là một khoa chuyên về điều trị những bệnh ngoại khoa, là điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là một nhánh trong y học liên quan đến việc điều trị và quản lý cũng như đánh giá tình trạng của bệnh nhân như ung thư hay ghép tim. 

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực hiện cho các mục đích liên quan đến thẩm mỹ. Vậy điều trị ngoại khoa là gì? Đây được hiểu là việc điều trị các bệnh bằng phương pháp phẫu thuật và  thường có liên quan đến việc sử dụng các chất gây tê hoặc gây mê tại chỗ sau đó sử dụng các dụng cụ cầm tay và các dụng cụ, thiết bị y tế tiên tiến để tiếp cận vào những phần bị ảnh hưởng. 


Khóa ngoại là gì?
Khóa ngoại là gì?

Bệnh ngoại khoa gồm những bệnh gì?  

Bệnh ngoại khoa là những căn bệnh xảy ra bởi nguyên nhân rối loạn các hoạt động hay việc thay đổi các cấu trúc của cơ quan trong cơ thể của mỗi người. Đa số những thay đổi này sẽ đều cần phải điều chỉnh lại bằng thuốc kê đơn hay điều trị qua những phương pháp phẫu thuật với các kỹ thuật mổ xẻ để có thể lấy bỏ đi hoặc sửa chữa và điều chỉnh lại các cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng nhằm đưa cơ thể hoạt động trở lại bình thường.

Đây là một phương pháp điều trị cực kỳ hiệu quả hiện nay và vô cùng nhanh chóng đối với những bệnh có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên, nó cũng lại là phương pháp nguy hiểm đối với các bệnh nhân khi điều trị. 


Bệnh khoa ngoại gồm những gì?
Bệnh khoa ngoại gồm những gì?

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tại khoa ngoại 

Sau khi đã hiểu khoa ngoại là gì, ta sẽ đi tìm hiểu các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, rất nhiều trường hợp vẫn để lại biến chứng nhất định. Biến chứng có thể không đến ngay mà sau một thời gian điều trị, thậm chí là sau vài năm sau. 

Khi có sự can thiệp của điều trị ngoại khoa thì có thể sẽ xảy ra những biến chứng liên quan đến vấn đề gây mê, phẫu thuật. Mặc dù có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ này lại khá ít nên hầu hết sau khi điều trị thì bệnh nhân đều khỏe mạnh bình thường. 

Một số biến chứng thường gặp là chảy máu hay nhiễm trùng vết mổ. Bên cạnh đó, phẫu thuật trên đường tiêu hóa cũng có thể gặp một vài vấn đề như liệt ruột, tắc ruột hay viêm phúc mạc,...  Đối với các trường hợp bệnh nhân có các bệnh mãn tính liên quan đến phổi, tiểu đường hay tim mạch thì có thể xảy ra các biến chứng như viêm phổi hoặc tai biến hay nhồi máu cơ tim,... Các nguy cơ có thể xảy ra trong hoặc sau khi phẫu thuật là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu như chú ý và theo dõi cẩn thận thì bạn cũng có thể giảm bớt được những tác hại do biến chứng gây ra. 


Các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tại khoa ngoại
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tại khoa ngoại

Mục tiêu của việc điều trị khoa ngoại là gì? 

Khoa ngoại là gì bạn đã hiểu rõ. Khoa ngoại chuyên dùng điều trị các bệnh về ngoại khoa với mục tiêu chính là: 

  • Đảm bảo cho bệnh nhân không chịu những đau đớn, tổn thương và những quá trình hồi phục không cần thiết. 
  • Điều trị tại khoa ngoại sẽ có các kỹ thuật phẫu thuật phù hợp để cứu chữa cho các bệnh nhân có bệnh liên quan và giảm bớt các triệu chứng của các bệnh nhân. 
  • Giúp bệnh nhân có thể hiểu được đầy đủ các vấn đề, rủi ro hay các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị. 
  • Xây dựng và chuẩn bị một kế hoạch phẫu thuật cá nhân để có thể thông qua và thực hiện. 
  • Theo dõi quá trình điều trị cũng như phục hồi của bệnh nhân và đặc biệt là khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. 

Bác sĩ ngoại khoa là gì? Là các bác sĩ chuyên về thủ tục phẫu thuật điều trị các bệnh ngoại khoa. Bác sĩ chuyên khoa này sau khi học 4 năm đại học sẽ phải học thêm ít nhất là 2 năm theo chương trình cư trú mới hoàn thành và được cấp phép làm việc tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp. 


Những mục tiêu của việc điều trị khoa ngoại
Những mục tiêu của việc điều trị khoa ngoại

Làm sao để trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi? 

Để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi, bạn cần: 

Hiểu được các nhiệm vụ của một bác sĩ 

Một bác sĩ chuyên khoa cần phải làm các công việc sau: 

  • Khám và đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân từ đó chẩn đoán được các bệnh mà họ gặp phải. 
  • Giải thích cụ thể với bệnh nhân về những căn bệnh mà họ đang gặp phải, hướng dẫn họ cách để có thể điều trị căn bệnh đó. 
  • Cùng phối hợp với các trợ lý và y tá cũng như các bác sĩ khác để có thể thực hiện việc phẫu thuật. 
  • Kê đơn thuốc chính xác cho bệnh nhân và hướng dẫn họ sử dụng thuốc kê đơn đúng cách. 
  • Liên tục trau dồi, tích lũy kinh nghiệm về kiến thức y khoa mới. 

Hiểu được các nhiệm vụ của một bác sĩ 
Hiểu được các nhiệm vụ của một bác sĩ 

Vượt qua những thử thách, khó khăn trong nghề 

Một bác sĩ chuyên khoa ngoại giỏi cũng cần phải biết vượt qua những khó khăn trong nghề mà trước hết chính là lượng kiến thức y khoa rất lớn. Có thể dễ dàng nhận thấy các sinh viên theo ngành y thường rất vất vả trong quá trình học và thi. 

Bên cạnh đó, nghề bác sĩ còn liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe và tính mạng do đó rất nguy hiểm và khó tránh khỏi những rủi ro trong quá trình điều trị. Chính vì thế, để trở thành một bác sĩ giỏi, ngoài việc có tay nghề giỏi ra thì tâm lý cũng là yếu tố rất quan trọng  giúp các bác sĩ giữ được bình tĩnh và vượt qua các khó khăn, thử thách trong công việc của mình. 

Có trình độ giáo dục và được cấp giấy phép làm nghề 

Đặc thù của nghề này yêu cầu phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn và phải tốt nghiệp từ một trường y khoa chuẩn bởi nó có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. 

Đặc biệt, muốn trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi thì ngoài những kiến thức chuyên ngành thì bạn cần có những chứng chỉ liên quan đến ngành nghề và những kiến thức nâng cao. 


Có trình độ giáo dục và được cấp giấy phép làm nghề
Có trình độ giáo dục và được cấp giấy phép làm nghề

Có các kỹ năng mềm 

Ngoài những kỹ năng chuyên môn thì bác sĩ cũng cần trau dồi những kỹ năng mềm để có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ của mình gồm: 

  • Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề: Là kỹ năng quan trọng nhất đối với một bác sĩ chuyên khoa ngoại.  
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng cần thiết để có thể giải thích rõ ràng, cụ thể những triệu chứng về bệnh tình của bệnh nhân cũng như truyền đạt với y tá, trợ lý bác sĩ trong quá trình điều trị.  

Tổng kết 

Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã đã chia sẻ khá chi tiết về khoa ngoại là gì và các vấn đề liên quan đến khoa ngoại cùng các yêu cầu để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi. Hy vọng bài viết đã đem lại lại cho bạn một cái nhìn tổng quát để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

16 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

16 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

16 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

16 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

16 giờ trước