Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sáng cửa trở lại
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản nghỉ dưỡng cần được gỡ “nút thắt” pháp lý để tăng trưởngNhà đầu tư có thực sự tháo chạy khỏi bất động sản nghỉ dưỡng?Sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là xu hướng toàn cầu
Sau thời gian “ngủ đông” chịu nhiều tác động từ đại dịch, trong khi một số lĩnh vực của nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều thử thách thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được xem phân khúc giữ được đà tăng trưởng mạnh mẽ. Theo công bố của Redfin News ra ngày 06/01/2022, nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai trên toàn cầu đã tăng 77% so với mức trước đại dịch. Còn báo cáo quý I/2022 của Pacaso, công ty môi giới bất động sản có tiếng ở Mỹ cho biết, mức giá bán trung bình trong phân khúc second home tại đây đã tăng 19.7% so với cùng kỳ năm trước.
Còn tại Việt Nam, khảo sát “Nhu cầu second home” do VnExpress đã thống kê được rằng có gần 80% người tham gia khảo sát thích mua second home tại các tổ hợp giải trí nghỉ dưỡng tích hợp đầy đủ tiện ích nội khu và có nhiều tiện lợi về hạ tầng giao thông. Chính vì thế, những khu nghỉ dưỡng được kết hợp đầy đủ tiện ích nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, có vị trí gần các đô thị lớn cùng hạ tầng giao thông thuận lợi sẽ được phát triển mạnh mẽ và có nhiều lợi thế để thu hút khách hàng.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc rõ nét nhờ du lịch
Với đà phát triển của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang từng bước phục hồi và đón nhận nhiều xung lực phát triển mới.Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chịu ảnh hưởng vì không có nhóm du khách Trung Quốc
Khi ngành du lịch châu Á đang hồi phục rất tốt là động lực để các khách sạn, resort hoạt động trở lại sau 2 năm "đóng băng" vì đại dịch Covid - 19. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam và toàn châu Á có thể chịu ảnh hưởng mạnh vì lực lượng khách Trung Quốc vẫn chưa thể quay lại.Bên cạnh đó, theo báo cáo Thịnh vượng lần thứ 16 của Knight Frank. tốc độ gia tăng dân số siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ lên khoảng 26% mỗi năm kể từ nay đến năm 2026, đây sẽ là thay đổi tích cực tác động đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Ngoài ra, sự gia tăng về số lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam từ khách quốc tế đã đạt mức tăng 50-75%, xếp thứ tư trên thế giới theo dữ liệu từ Google. Trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 5 năm nay đã có tới 172.900 lượt khách nước ngoài đến Việt Nam, tăng 70,6% so với tháng trước và gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch nội địa cũng cho thấy kết quả vượt mong đợi khi chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có tới 60,8 triệu lượt khách nội địa, đạt tỷ lệ doanh thu 95%. Các chỉ số này tiếp tục được dự đoán về tiềm năng bùng nổ của các bất động sản nghỉ dưỡng thời hậu Covid-19.
Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng
Để hoàn thành mục tiêu tạo thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, vấn đề bao trùm của Nghị quyết 18 là đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 để đồng bộ, thống nhất với các luật khác có liên quan, tạo tiền đề định hướng sự phát triển của thị trường bất động sản.
Theo ông Châu, sắp tới cần sửa đổi toàn diện các luật sau: Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, cũng cần sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá, Bộ luật Dân sự… Tính chính danh của bất động sản du lịch đã được quy định trong các văn bản nhưng cũng cần phải hoàn thiện.
Chủ tịch HoREA thông tin, khoảng 80 - 90% thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có mặt tại các khu vực ven biển, hải đảo như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…“Bất động sản du lịch sở hữu tiềm năng cực kỳ lớn. Sau khi hành lang pháp lý được chuẩn hóa sẽ định hướng cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản du lịch”, ông Châu nhấn mạnh.
Đánh giá thị trường ở thời điểm hiện tại, ông Châu cho rằng, thị trường bất động sản du lịch đang dần được định hình lại theo hướng tích cực hơn, các chủ đầu tư đã bắt đầu có tương tác, gắn bó quyền lợi của mình với khách hàng tốt hơn giai đoạn trước đây. Mô hình kinh doanh này sẽ chiếm ngôi vương trên thị trường bất động sản du lịch bởi đây sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” khi chúng ta thu hút đông đảo khách du lịch trở lại.
"Chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng bất động sản và ngành Du lịch Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển một theo chiều hướng lành mạnh, bền vững. Điều này sẽ có lợi cho cả chủ đầu tư lẫn khách hàng”, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ.
Hạ tầng sẽ tạo xung lực cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển, bối cảnh thị trường 6 tháng đầu năm thể hiện, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển, cùng với đó, khi việc quản lý ngân sách ổn định sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng. Nguồn thu ngân sách 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận tăng vượt kế hoạch. Điều này tạo nên dư địa giúp Chính phủ có đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ chi.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản năm nay đang gặp khó khăn cũng như hoạt động du lịch quốc tế chưa hoàn toàn hoạt động trở lại bình thường là rào cản lớn của thị trường bất động sản.
Nhận định thị trường bất động sản nghỉ dưỡng giai đoạn năm 2022 – 2023, TS. Hiển cho rằng, nghỉ dưỡng là thị trường dịch vụ đang được khuyến khích, năm 2023 sắp tới sẽ có một số xung lực tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng biển tại khu vực phía Nam. Có thể kể đến việc đầu tư hạ tầng giao thông, như Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3.
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực
Sáu tháng đầu năm 2022 có tới gần 60 dự án bất động sản nghỉ dưỡng mới góp mặt vào thị trường. Trong đó, biệt thự nghỉ dưỡng sở hữu 26 dự án bao gồm 2.776 căn; Nhà phố và shophouse nghỉ dưỡng có 23 dự án với 5.145 căn và condotel có 8 dự án, 1.591 căn.
Dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng mặt bằng giá vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước với mức từ 9 - 40%. Trong đó, tăng mạnh nhất là nhà phố và shophouse với 30 - 40%, biệt thự nghỉ dưỡng tăng 11 - 28%, condotel 9 - 15%.
Cơ hội của thị trường nghỉ dưỡng ghi nhận nhiều dấu hiệu tốt khi GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6.42%, FTA trở thành điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gia tăng xuất nhập khẩu, gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ và phục hồi kinh tế sau đại dịch có 114.000 tỷ đồng chi cho phát triển cơ sở hạ tầng.
“Hạ tầng giao thông tại Việt Nam đang được đánh giá là đại công trường với số lượng dự án sắp hình thành rất lớn. Điển hình như cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Vành đai 4, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, sân bay Long Thành tại miền Nam. Metro số 3 (Hà Nội – Hoàng Mai), Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4 tại miền Bắc”, ông Thắng chia sẻ.