Thị trường bất động sản 2023 đối mặt với 6 thách thức lớn
BÀI LIÊN QUAN
Điều gì làm nên sức bật của bất động sản du lịch năm 2023?Kiều hối có giúp thị trường bất động sản “ấm” lên?Bất động sản tỉnh lẻ miền Trung sẽ phát triển ra sao trong năm 2023?PGS.TS Trần Đình Thiên tại Diễn đàn tổ chức tại Hà Nội gần đây cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang đón cơn gió nghịch và bất động sản sẽ tác động tới bối cảnh chung. Đó là lạm phát còn tăng trong thời gian dài, dòng vốn chưa rõ ràng, điều kiện tài chính tồi tệ đi và suy giảm tăng trưởng.
Theo phân tích của ông Thiên, tăng trưởng năm 2023 có xu hướng tiếp tục trầm lắng. Lạm phát vẫn tăng mạnh vì giá năng lượng và lương thực tăng. Ngoài ra, Nga, Trung Quốc và châu u tăng trưởng giảm và tác động tới nền kinh tế toàn cầu. Những đơn hàng xuất khẩu cũng có xu hướng giảm, khi chỉ số PMI giảm từ tháng 9 và ảnh hưởng mạnh tới Việt Nam. Thế nhưng, thực tế cho thấy có lĩnh vực gặp bất lợi, có lĩnh vực hưởng lợi.
Thị trường bất động sản 2023: Kỳ vọng “sang trang”
Tại Diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức sáng nay (23/12), các chuyên gia đều cho rằng, những động thái gần đây của Chính phủ cho thấy chúng ta đã nhìn nhận một cách thẳng thắn những khó khăn và vai trò của thị trường bất động sản từ đó có các chính sách giải quyết kịp thời.Thị trường bất động sản cận Tết quá ế ẩm: Khách hàng chỉ đến xem rồi về
Chưa năm nào mà thị trường bất động sản cận Tết lại trong tình trạng ế ẩm, cung ít cầu hiếm như năm nay.Giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục “bất động”
So với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 11/2022, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sụt giảm còn 80% và nhu cầu cũng có dấu hiệu sụt giảm 90% khiến giao dịch của thị trường này có dấu hiệu chững lại.Mặt khác, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho biết sự sụt giảm bất thường của thị trường bất động sản đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với nền kinh tế. Trước hết, khó khăn của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp địa ốc và sau đó là gần 40 ngành nghề xem thị trường địa ốc là đầu ra như cát đá, máy móc, sắt thép, hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhà ở…
Tình trạng trên xảy ra vì lý do gì?
Vị lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết thị trường địa ốc đang gặp phải một số điểm ách tắc. Đầu tiên là vấn đề pháp lý. Bộ Xây dựng cho biết có 70% doanh nghiệp hiện đang bị vướng vào những vấn đề pháp lý. Hơn 10 Bộ Luật cần được cân nhắc có liên quan tới những vấn đề về đầu tư, nhà ở, đất đai.
Thứ 2 là nguồn vốn tín dụng, nhất là dành cho thị trường người tiêu dùng, người mua nhà.
Thứ 3 là kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như kênh dẫn vốn và phát hành trái phiếu đang gặp trục trặc.
Thứ 4 là hàng hóa trên thị trường hiện đang có phần không phù hợp với nhu cầu, đa phần là những hàng hóa ở phân khúc cao cấp.
Thứ 5 là hệ thống thông tin còn rất yếu, chưa có kênh phù hợp phục vụ cho các hoạt động đầu tư mua sắm trên thị trường.
Thứ 6 là niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư trên thị trường bị sụt giảm.
“Nếu chúng ta không tháo gỡ những điểm trên sẽ không thể xúc tiến thị trường địa ốc phát triển và làm khó cho kế hoạch phát triển kinh tế chung”, theo TS. Nguyễn Văn Đính.
Vị chuyên gia này cũng đặt ra rằng thị trường bất động sản 2023 có sự lạc quan dựa theo tháo gỡ của Chính phủ. Theo ông dự đoán, thị trường sẽ hồi phục từ quý 2/2023.
PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh về chuyển biến của thị trường những năm tới rằng triển vọng của thị trường vẫn có dù còn gặp khó. Theo ông nhận định, thị trường cần điều chỉnh, hạn chế dùng đòn bẩy tài chính quá mức thì mới có nền tảng phát triển tốt.
Bên cạnh đó, ông Thiên nhận định rằng mạch chung của nền kinh tế vẫn rất tốt. Do đó, vị chuyên gia khuyến nghị rằng cần phải “bơm máu” cho nền kinh tế và cần có thái độ khác với lạm phát nhằm giữ ổn định cho hệ thống ngân hàng.