Thị trường bất động sản 2023: Kỳ vọng “sang trang”
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia ACBS đưa ra 3 chiến thuật đầu tư chứng khoán quan trọng cần nhớ trong năm 2023Du lịch Việt Nam: Thách thức và cơ hội trong năm 2023Xuất khẩu trái cây năm 2022 đạt hơn 3,1 tỷ USD: Cơ sở để kỳ vọng năm 2023 sẽ tiếp tục tăngCụ thể, trong 3 ngày liên tiếp, Thủ tướng Chính phủ đã ký 3 Công điện để chỉ đạo xử lý các vấn đề cấp bách của nền kinh tế và thị trường bất động sản. Đó là, Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 "về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế"; Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 "về thị trường trái phiếu doanh nghiệp"; Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 "về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và phát triển nhà ở".
Một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành liên quan chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản; đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập.
Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Kỳ vọng “phá băng”
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của năm 2022. Đối với các doanh nghiệp, đây có lẽ là thời điểm hối hả, bận rộn nhất để “bứt tốc và về đích” hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bất động sản tỉnh lẻ miền Trung sẽ phát triển ra sao trong năm 2023?
Dù diễn biến thị trường còn khá trầm lắng nhưng vẫn có nhận định từ các chuyên gia cho thấy sự lạc quan về bất động sản trên các địa bàn tỉnh lẻ của miền Trung trong năm sau.Nhiều kịch bản cho thị trường bất động sản trong năm 2023
Năm 2023, giá đất tăng mạnh ở khu vực nào?
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai hay Khánh Hòa là những địa phương đầu tiên công bố thông tin liên quan tới hệ số điều chỉnh giá đất trong năm 2023 và điều chỉnh Bảng giá đất trong giai đoạn 2020 - 2024.Theo Phó Chủ tịch VCCI, sau thời điểm tăng nóng ở một số khu vực vào thời điểm nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại và sụt giảm mạnh giao dịch.
“Thị trường bất động sản đang khó khăn nên một số doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện các giải pháp cấp thời “tự cứu mình” để “tồn tại” trước đã và chờ cơ hội đầu tư kinh doanh mới”, ông Hoàng Quang Phòng nhận định.
Trong bối cảnh đó, nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn. Và thông tin mới nhất từ Hiệp hội ngân hàng cũng cho biết, có 19 ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm, ở tất cả các kỳ hạn.
Sắp tới, Chính phủ sẽ có những động thái tháo gỡ mạnh mẽ hơn, đồng thời room tín dụng được mở ra trở lại để các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay.
Cùng với đó, 2023 là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… sẽ giúp tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt pháp lý, thị trường có nhiều cơ hội để phát triển theo đúng chu kỳ.
Do đó, Lãnh đạo VCCI nhận định, những động thái trên không chỉ góp phần “phá băng” thị trường bất động sản, giúp bất động sản thanh khoản trở lại, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà còn hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới.
Trong thời điểm cận kề năm 2023, ông Hoàng Quang Phòng nhận định, ngoài những động thái quyết liệt và liên tục của Chính phủ gần đây, được kỳ vọng không chỉ tháo gỡ các nút thắt cho thị trường, mà còn là liều thuốc vực dậy tâm lý nhà đầu tư.
Cũng phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản cho biết, mặc dù thị trường bất động sản nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng lớn mạnh, nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu vẫn rất mạnh, đó là một nghịch lí cần phải được xem xét.
Thị trường bất động sản suy giảm bất thường đã tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bất động sản và sau đó là gần 40 ngành nghề xem thị trường bất động sản là thị trường đầu ra, như ngành sắt thép, cát đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở...
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đang gặp phải một số điểm nghẽn như sau:
Thứ nhất, là những vấn đề về pháp lý, theo Bộ Xây dựng, khoảng 70% doanh nghiệp hiện nay đang bị vướng vào các vấn đề về pháp lý. Hơn 10 Bộ Luật cần được xem xét liên quan đến các vấn đề về đất đai, đầu tư, nhà ở.
Thứ hai, là nguồn vốn tín dụng, đặc biệt dành cho người mua nhà, cho thị trường người tiêu dùng.
Thứ ba, là các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu và nhiều kênh dẫn vốn khác đang trục trặc.
Thứ tư, hàng hóa trên thị trường hiện nay đang có tính chất không phù hợp với nhu cầu, chủ yếu là những hàng hóa nằm ở phân khúc cao cấp.
Thứ năm, hệ thống thông tin của chúng ta còn rất yếu để phục vụ cho các hoạt động đầu tư mua sắm trên thị trường, chưa có nhiều kênh thông tin phù hợp.
Thứ sáu, là niềm tin của các nhà đầu tư, người tiêu dùng trên thị trường đang bị sụt giảm.
“Nếu chúng ta không tháo gỡ các điểm đã nêu trên sẽ không thể thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và làm khó cho kế hoạch phát triển kinh tế chung của quốc gia”, ông Đính nhấn mạnh.
Theo đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vừa qua, Chính phủ đã thành lập tổ công tác theo Quyết định 1435/QĐ-TTg nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc. Tiếp đó Chính phủ lại có Công điện 1164/CĐ-TTg để đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435 trước đó, trong đó nhắc đến các doanh nghiệp bất động sản với các vấn đề phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời là hàng loạt các công điện gửi đến các bộ ngành như Bộ Tài chính để yêu cầu xem xét các vấn đề đang tạo điểm nghẽn cho thị trường, cho doanh nghiệp như tín dụng, phát hành trái phiếu...
“Chúng tôi đánh giá động thái của Thủ tướng, của các bộ ngành hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường khởi sắc trở lại, sẽ không bùng nổ như trước nhưng sẽ có tính ổn định cho sự phát triển.
Để giúp Chính phủ, Bộ, ngành, chính quyền địa phương, giúp các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư, người tiêu dùng trên thị trường, chúng tôi mong muốn tại Hội thảo hôm nay sẽ được các chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp bất động sản đóng góp ý kiến, để hội thảo có những kiến nghị quý báu, thiết thực, tạo hiệu quả cho các quyết định điều hành của Chính phủ thực sự tháo gỡ các điểm nghẽn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững”, ông Nguyễn Văn Đính bày tỏ.
Gỡ nút thắt về luồng tiền
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, do nền kinh tế Việt Nam hiện là nền kinh tế mở nên khi nền kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi.
Hiện nay, TS Trần Đình Thiên chỉ ra 3 "cơn gió nghịch" của nền kinh tế bao gồm: Lạm phát tăng và còn tăng dài; Điều kiện tài chính xấu đi, các dòng vốn chưa rõ ràng; Suy giảm tăng trưởng.
Ông Thiên phân tích, tăng trưởng năm 2023 xu hướng chung vẫn tiếp tục ảm đạm. Lạm phát vẫn tăng mạnh do giá lương thực và năng lượng tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Nga, nền kinh tế khu vực Euro tăng trưởng suy giảm và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu cũng đang có xu hướng giảm, khi chỉ số PMI toàn cầu có sự sụt giảm bắt đầu từ tháng 9/2022 và tác động mạnh đến Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng có lĩnh vực có lợi và lĩnh vực gặp bất lợi.
Ông Thiên cho rằng, những ngành nghề tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động cần phải ưu tiên trong khu vực nội địa như du lịch, bất động sản.
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong thế nghịch lý thành công. Đây cũng là đặc trưng điển hình trong năm 2022 khi tình hình chung tốt nhưng bộ phận trong nước gặp khó khăn. Lạm phát thấp nhưng tăng trưởng cao dù thị trường chứng khoán lao dốc.
Mặc dù vậy, TS Trần Đình Thiên cho rằng, một trong những thành công lớn nhất trong điều hành chính sách của Việt Nam là chuyển hướng COVID-19, từ trạng thái bất ổn chuyển sang lấy lại lòng tin. Ông Thiên cho rằng, đây là bài học cần nhấn mạnh để có thể đưa ra các giải pháp mạnh.
Hiện nay, theo ông Trần Đình Thiên, "mạch chung" của nền kinh tế vẫn rất tốt. Chính vì vậy ông Thiên cho rằng, thời gian tới, phải "bơm máu" cho nền kinh tế và phải có thái độ khác với lạm phát để giúp doanh nghiệp và giữ cho hệ thống ngân hàng ổn định.
Sang năm 2023, dự báo Việt Nam vẫn thuộc top triển vọng tích cực ở chỉ số tăng trưởng ổn định và có hạng cao hơn trong khu vực ASEAN. Đồng thời, doanh nghiệp nỗ lực cùng Chính phủ để xây dựng cấu trúc thị trường trái phiếu hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Cho ý kiến tại diễn đàn, PGS.TS Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: thị trường bất động sản là một trong 4 thị trường trọng tâm được Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian gần đây. Năm 2023, thị trường bất động sản sang trang mới khi nhiều Luật liên quan dự kiến được sửa đổi và thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai; trong đó, rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi.
Về 5 phân mảng thị trường, theo TS Trần Kim Chung, ở thị trường đầu tiên là thị trường đất đai đã có dấu hiệu tốt lên và được kỳ vọng có thể đưa luồng tiền lớn vào thị trường với những yếu tố quan trọng được đề cập trong Nghị quyết số 18-NQ/TW hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
Thứ hai, thị trường nhà ở từ tình trạng mất cân đối cung cầu trong năm 2022 sẽ có thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chú trọng phát triển nhà ở xã hội góp phần đưa ra thị trường sản phẩm hàng hoá phù hợp kèm theo những cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính.
Thứ ba, thị trường bất động sản công nghiệp chưa khi nào có cơ hội tốt như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh dịch chuyển luồng vốn trên thế giới. Kết thúc năm 2022, dù chịu nhiều tác động của tình hình thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 8%, lạm phát kiểm soát ở mức 3%...
Thứ tư, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu tăng trở lại sau khi du lịch Việt Nam mở cửa và khởi sắc.
Thị trường cuối cùng trong 5 phân mảng là bất động sản tài chính.
Trước những triển vọng tích cực, để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển, TS Trần Kim Chung kiến nghị một số giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản; hoàn thiện các chỉ báo thị trường bất động sản như chỉ số giá đất, chỉ số giá nhà, chỉ số thị trường nhà…; tăng cường minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực tiềm năng các doanh nghiệp phát triển bất động sản cần hướng đến tính chuyên nghiệp.
Đặc biệt, TS Trần Kim Chung nhấn mạnh: cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung (người làm) sẽ chuyển sang phía cầu (người mua) với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện. Trước đây, chúng ta đã thực hiện các gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Cuối cùng là giải pháp liên quan đến thông tin truyền thông cần hướng tới hỗ trợ thị trường chuyên nghiệp hơn, trưởng thành hơn, thực chất hơn.