Xuất khẩu trái cây năm 2022 đạt hơn 3,1 tỷ USD: Cơ sở để kỳ vọng năm 2023 sẽ tiếp tục tăng
BÀI LIÊN QUAN
Ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi xuất khẩu có dấu hiệu chậm lạiXuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ, thiết lập kỷ lục mớiXuất khẩu ô tô Việt: Giấc mơ đã thực hiện được bước đầuÔng Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng kim ngạch bình quân xuất khẩu rau quả vào cuối năm đạt khoảng 250-260 triệu USD/tháng, do vậy, có lý do để kỳ vọng kim ngạch tiếp tục tăng trong năm 2023, đặc biệt là xuất khẩu trái cây.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã có buổi trao đổi ngày 21/12 cho biết năm 2022 nhìn chung là một năm khá thành công đối với xuất khẩu khẩu mặt hàng trái cây vì nguồn cung dồi dào, thời điểm gần Tết, có nhiều thị trường mới mở cửa cũng như tình hình biên giới khi lưu thông tốt.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD, đến gần hơn với mục tiêu năm
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tính đến hết tháng 11 đã đạt hơn 3,63 tỷ USD, bỏ xa con số 3,07 tỷ USD của năm ngoái. Theo đó, kim ngạch tiến gần hơn tới mức kỷ lục là 4 tỷ USD - mục tiêu của ngành cà phê trong năm 2022.Kinh tế năm 2022: Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục trở thành điểm sáng
Dù kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản năm 2022 có xu hướng chậm lại nhưng đây lại là nhóm hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất, so với cùng kỳ đã tăng hơn 33%. Trong đó, xuất khẩu xăng dầu, than đá và các loại khoáng sản khác đều đã tăng cao do giá cả tăng lên.Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là điện thoại và linh kiện
Mặt hàng điện thoại và linh kiện đã trở thành nhóm hàng đạt tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong giai đoạn từ năm 2013 đến hiện tại.Ông Nguyên đã liệt kê các sản phẩm như sầu riêng, chuối, chanh dây… được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; chanh, bưởi da xanh được nhập khẩu vào thị trường New Zealand, hay nhãn tươi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Ông Nguyên nói: “Đó còn chưa đề cập đến những sản phẩm trái cây chủ lực xuất khẩu ở những tỉnh phía Nam đang trong vụ mùa thu hoạch như mít, xoài, thanh long, bưởi… Trong khi đó, trái cây tươi Việt Nam đang thâm nhập được vào nhiều thị trường mới hơn. Do vậy, tôi dự đoán xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2023 sẽ khởi sắc, kỳ vọng đạt được con số 4 tỷ USD, tăng trưởng tối thiểu 20% so với năm 2022”.
Ông Nguyên cũng đưa ra lý giải khi phân tích thêm về con số 4 tỷ USD này. Theo đó, ông cho biết Việt Nam hiện nay có 4 mặt hàng có nghị định thư (chuối, sầu riêng, chanh dây và khoai lang mới xuất thí điểm), dự kiến năm 2023 sẽ đàm phán để có thêm 8 mặt hàng (dưa hấu, xoài,thanh long…) từ xuất chính ngạch sang xuất dựa theo nghị định thư tới thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng kế hoạch kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi đạt 5 tỉ USD đến năm 2025.
Ông Nguyên nhấn mạnh rằng: “Nên dự kiến xuất khẩu năm 2023 sẽ mang về 4 tỉ USD, tăng dần lên mức 4,5 tỉ USD vào năm 2024, để đến năm 2025 như kế hoạch đã đề ra. Mọi thứ đều có cơ sở và rất phù hợp”.
Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi, chi phí vận chuyển giảm hơn đáng kể so với đầu năm và đến năm 2023 có nhiều thị trường đã mở cửa với trái cây tươi của Việt Nam, đồng thời việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh covid-19 cũng góp phần tạo điều kiện để kim ngạch xuất khẩu mang về con số giá trị cao hơn.
Mặt khác, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu rau quả tính đến tháng 11 đạt khoảng hơn 3,1 tỷ USD. Theo dự báo kim ngạch xuất khẩu hết năm 2022 có thể đạt 3,4 tỷ USD.