Năm 2023, giá đất tăng mạnh ở khu vực nào?
Kỳ họp Hội Đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa X diễn ra vào ngày 9/12/2022 đã chính thức thông qua nghị quyết về hệ số điều chỉnh giá đất (theo hệ số K) trong năm 2023 trên địa bàn.
Cụ thể, HĐND thành phố đã thống nhất tăng hệ số K trên địa bàn TP. HCM năm 2023 so với hệ số K trong năm 2022 được ban hành theo Quyết định 53/2021 của UBND TP. Hồ Chí Minh, tương ứng với hệ số từ 2,5 - 3,5 so với bảng giá đất.
Theo đó, các hộ gia đình và cá nhân được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không phải đất ở sang đất ở với diện tích đất ở vượt hạn mức áp dụng hệ số K là 2,5 lần giá đất được UBND TP. HCM công bố và quy định, trong năm 2022 là hệ số 1,5.
TP Hồ Chí Minh muốn tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 lên 1.0 lần
Để từng bước đưa giá đất tiệm cận với giá thị trường, trong năm 2023, TP Hồ Chí Minh muốn tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên 1.0 lần so với năm 2022 (tương ứng hệ số 2,5 đến 3,5 lần so với bảng giá đất).3 lần ép giá đất “ngộp” vẫn bị mua hớ cả trăm triệu đồng
Hiện tại, trên thị trường liên tục xuất hiện thông tin cắt lỗ bất động giảm, giảm giá ngập tràn ở khắp nơi, nhất là tại các khu vùng ven. Rất nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn tự tin xuống tiền vào thời điểm này rằng sẽ mua được với giá hời, nhưng sau mới vỡ lẽ là hớ tới cả trăm triệu đồng.Dù mức độ quan tâm giảm, giá đất nền tại TP HCM vẫn trên đà tăng
Mức độ quan tâm đất nền tại thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh tại nhiều quận huyện trong khi giá bán vẫn đang trên đà tăng, theo số liệu từ đơn vị nghiên cứu thị trường.Đối với đất kinh doanh, thương mại và dịch vụ được áp dụng hệ số K từ 2,7 - 3,5 lần (trong năm 2022 từ 1,7 - 2,5 lần); Đất sản xuất kinh doanh được áp dụng hệ số K từ 2,5 - 2,7 lần (trong năm 2022 từ 1,5 - 1,7 lần).
Đối với trường hợp giao đất thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá; Cho thuê đất có nộp tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê sẽ chia làm 5 khu vực, áp dụng hệ số K từ 2,7 - 3,5 lần (trong năm 2022 từ 1,7 - 2,5 lần).
Riêng hệ số K trong năm 2023 tại Khu công nghệ cao, đối với trường hợp trả tiền thuê đất hàng năm, đất kinh doanh thương mại và dịch vụ; Kinh doanh văn phòng cho thuê, nhà ở thương mại áp dụng hệ số K là 2,7 lần (trong năm 2022 là 1,7 lần).
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; Đất phục vụ mục đích công cộng có mục đích kinh doanh áp dụng hệ số K là 2.5 lần (trong năm 2022 là 1,5 lần).
Trong trường hợp trả tiền thuê đất một lần, đất kinh doanh thương mại và dịch vụ; Kinh doanh văn phòng cho thuê, nhà ở thương mại áp dụng hệ số K là 3,5 lần (trong năm 2022 là 2,5 lần); Đất kinh doanh phi nông nghiệp được áp dụng hệ số K là 3,3 lần (trong năm 2022 là 2,3 lần).
Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, việc điều chỉnh hệ số là việc cần làm và phải làm từng bước để giá đất tiềm cận hơn với giá thị trường. Hệ số K trong năm 2023 tăng thêm thì mức giá đất sau khi nhân hệ số có thể tăng ở mức từ 18 - 50% so với giá đất chuyển nhượng trên thị trường.
TP. HCM trước đó vẫn giữ hệ số K suốt 3 năm, nếu năm 2023 không có sự điều chỉnh thì sang năm sau sẽ phải tăng ở mức cao hơn, khi đó thị trường có thể bị sốc.
Trong phiên họp thường kỳ tháng 12/2022 vừa được tổ chức mới đây, thường trực Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất với phương án hệ số điều chỉnh giá đất trong năm 2023 được UBND tỉnh Khánh Hòa trình theo hướng điều chỉnh tăng so với năm 2022.
Theo đó, với đất nông nghiệp điều chỉnh tăng từ 7 - 13% trên địa bàn các phường, thị trấn (riêng tại thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm tăng 23%); Tăng từ 8 - 27% trên địa bàn các xã.
Đối với đất phi nông nghiệp: Đất ở đô thị điều chỉnh tăng từ 4 - 16% (tăng cao chủ yếu tại thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm); Đất ở nông thôn điều chỉnh tăng từ 5 - 25% )tăng chủ yếu tại Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Sơn); đất sản xuất, kinh doanh và thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng từ 13 - 18%.
Đối với đất phi nông nghiệp nằm ven các trục giao thông chính, đất ở tăng từ 5 - 9% (tăng chủ yếu tại huyện Cam Lâm); Đất sản xuất, kinh doanh và thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng 13 - 18%.
Đối với đất phi nông nghiệp sản xuất, kinh doanh và thương mại, dịch vụ thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp điều chỉnh tăng 18%. Hệ số điều chỉnh giá đất phi nông nghiệp sản xuất, kinh doanh và thương mại, dịch vụ thuộc Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Khu Kinh tế Vân Phong điều chỉnh tăng 18%.
Ở Kỳ họp thứ 10 Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Đồng Nai mới đây, các đại biểu đồng loạt thông qua Nghị quyết thống nhất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 và Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất tỉnh Đồng Nai trong 5 năm giai đoạn 2020 - 2024.
Vào ngày 5.10, ông Võ Tấn Đức - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã họp với Hội đồng thẩm định đất tỉnh để lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh, bổ sung giá đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020 -2024.
Trong đó, theo như dự tính sẽ bổ sung giá đất tại những tuyến đường mới vào bảng giá đất của tỉnh; Điều chỉnh lại mức giá đất tại các tuyến đường, đoạn đường sao cho phù hợp với mức giá của những tuyến đường, đoạn đường liên quan trên địa bàn. Tiến hành điều chỉnh giá đất trong những khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đồng thời, điều chỉnh và bổ sung bảng giá các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ); Điều chỉnh giá đất nông nghiệp của Thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) cùng ba huyện Long Thành gồm Bình Sơn, Phước Bình, Tân Hiệp. Cụ thể, mức điều chỉnh tăng từ 25 - 38% đối với đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất sẽ tăng từ 10 - 30% tùy vị trí.
Tại khu vực đô thị, giá đất được điều chỉnh tăng đối với 21 đoạn đường tại TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Định Quán, huyện Cẩm Mỹ. Tại khu vực nông thôn sẽ bổ sung vào bảng giá đất đối với 59 tuyến đường thuộc huyện Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc. Mức giá đề xuất theo đó tăng cao nhất là trên 30%...