meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

3 lần ép giá đất “ngộp” vẫn bị mua hớ cả trăm triệu đồng

Chủ nhật, 04/12/2022-20:12
Hiện tại, trên thị trường liên tục xuất hiện thông tin cắt lỗ bất động giảm, giảm giá ngập tràn ở khắp nơi, nhất là tại các khu vùng ven. Rất nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn tự tin xuống tiền vào thời điểm này rằng sẽ mua được với giá hời, nhưng sau mới vỡ lẽ là hớ tới cả trăm triệu đồng.

Theo Nhịp sống thị trường, thời gian này, thanh khoản trên thị trường bất động sản có sự giảm tốc rõ rệt vì các chính sách như thắt chặt vốn tín dụng vào bất động sản hay kiểm soát việc phát hành trái phiếu. Theo đó, thị trường BĐS trong thời gian này đang tràn ngập thông tin rao bán giảm giá, cắt lỗ, thanh lý… Một số nhà đầu tư hiện còn tiền mặt đã sẵn sàng để xuống tiền đi săn BĐS “ngộp”.

Nhưng, tình cảnh éo le là, một số trường hợp dù đã trả giá tới vài lần nhưng vẫn bị mua hớ cả trăm triệu đồng. Chẳng hạn trường hợp của anh Khang - nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, khi thị trường BĐS chững lại thì anh đã đi nghe ngóng thông tin nhiều khu vực, nhận thấy các chủ đầu tư liên tục bán cắt lỗ, giảm giá… 


Một số nhà đầu tư nhìn nhận giai đoạn này là cơ hội để mua BĐS với giá tốt.
Một số nhà đầu tư nhìn nhận giai đoạn này là cơ hội để mua BĐS với giá tốt.

“Có sẵn 3 tỷ tiền mặt nên tôi cũng tranh thủ đi gom đất chờ thị trường lên. Đa phần là đều tham khảo giá, các môi giới cho rằng giá bán hiện đã giảm khoảng 30%” - Anh Khang nói. 

Được môi giới cho một mảnh đất rộng 150m2 có giá là 3,5 tỷ đồng tại Bắc Ninh. Anh Khang cho biết đã trả giá xuống 3 lần, cuối cùng chủ đất cũng bán cho anh với giá 3 tỷ đồng. “Mức giá này tôi cũng thấy mềm hơn nhiều rồi nên quyết định mua” - Anh nói. 

Nào ngờ, anh Khang phát hiện mảnh đất này trước đó đã được gửi bán với giá 2,7 tỷ đồng suốt vài tháng nay. Anh Khang thừa nhận, nhìn thấy thông tin cắt lỗ, giảm giá sâu tại nhiều nơi nên anh khá chủ quan, không tham khảo kỹ hơn tại các văn phòng môi giới khác, cũng không nghĩ tới chuyện môi giới nâng giá cao hơn cả mức chủ đất đưa ra. 

“Lúc mua tôi cũng trả giá tới 3 lần, trong 2 lần đầu tôi ép được 300 triệu đồng, môi giới báo là chủ đồng ý bán ngay. Thấy thế nên tôi tiếp tục ép giá lần 3 với mức 200 triệu đồng. Lần này chủ nhà có lưỡng lự một thời gian, nhưng sau 2 ngày thì mới báo chốt nên tôi nghĩ là sẽ khó trả giá thêm nữa nên xuống tiền luôn” - Anh Khang kể. 

Cùng chung hoàn cảnh, Anh Tú - một nhà đầu tư F0 tại Hà Nội cho biết, trước hàng loạt thông tin về cắt lỗ BĐS, BĐS “ngộp”, giảm giá sâu… tràn lan trên mạng xã hội. Anh Khang cũng đã bỏ 2 tỷ đồng để mua một lô đất diện tích gần 1.000m2 tại Hưng Yên. 

“Khi mua thì môi giới khẳng định là mảnh đất này đã được giảm xuống 30% so với thời kỳ đỉnh sốt. Tôi đã tìm hiểu kỹ thì thấy giá đúng là giảm chừng đó nên quyết định chốt. Giao dịch xong, chỉ mất ngày sau thì thấy một vài lô đất tương tự được rao bán với giá từ 1,8 - 1,9 tỷ đồng” - Anh Tú chia sẻ. 


Thị trường BĐS trong thời gian này đang tràn ngập thông tin rao bán giảm giá, cắt lỗ, thanh lý…
Thị trường BĐS trong thời gian này đang tràn ngập thông tin rao bán giảm giá, cắt lỗ, thanh lý…

Trên thực tế, dù thị trường BĐS đang trong giai đoạn chững, một số nhà đầu tư nhìn nhận đây là cơ hội để mua với giá tốt. Tuy nhiên, dù mua bất động sản ở giai đoạn sôi động hay trầm lắng thì nhà đầu tư cũng phải khảo sát thật kỹ trước khi xuống tiền. 

Chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội - Anh Tuyên cho rằng, việc thông tin cắt lỗ, giảm giá đang xuất hiện tràn lan, cũng tác động tới tâm lý người mua trong giai đoạn này.

“Một số nhà đầu tư tự tin rằng, mua lúc này chắc chắn có thể ép giá tối đa của người bán. Nhưng cuối cùng lại là mua hớ, người bán luôn đặt giá ở mức cao hơn thị trường để dự trù trước khoản người mua trả giá. Tuy nhiên, tôi cho rằng, những trường hợp như vậy thì thường là các nhà đầu tư non kinh nghiệm vướng phải” - Anh Tuyến nói. 

Theo vị này, nhiều người hiện có tâm lý “bắt đáy” thị trường BĐS. Tuy nhiên đáy ở đâu thì chưa ai biết. Với những nhà đầu tư này, động thái tốt nhất là nên đứng ngoài thị trường để tiếp tục quan sát thêm. 

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, thị trường đang xuất hiện tâm lý quan sát, chờ đợi cơ hội để “nhảy” vào “bắt đáy”. Song sẽ khó có thể xác định đâu là giá đáy của thị trường bất động sản hiện nay. Quan trọng nhất vẫn là tính kỷ luật của nhà đầu tư. 


Đa phần là bán lỗ ở mức 50 - 200 triệu đồng, rất hiếm trường hợp chịu lỗ sâu tới 500 triệu - 1 tỷ đồng
Đa phần là bán lỗ ở mức 50 - 200 triệu đồng, rất hiếm trường hợp chịu lỗ sâu tới 500 triệu - 1 tỷ đồng

“Khi thị trường đi xuống, tới một ngưỡng nhất định thì nhà đầu tư sẽ mua vào dù đó vẫn chưa phải đấy. Tương tự với việc quyết định bán ra, họ cũng thiết lập một mức chốt lời dù là sau đó thị trường tiếp tục đi lên” - Ông Hiếu nói.

Thực tế, tình trạng BĐS được bán tháo, bán cắt lỗ tăng lên khá nhanh nhưng chưa hoàn toàn đại diện cho cả thị trường. Các môi giới cho rằng, trong số những người rao bán lỗ, bán gấp thực tế chỉ là hạ kỳ vọng lãi. Còn đa phần là bán lỗ ở mức 50 - 200 triệu đồng, rất hiếm trường hợp chịu lỗ sâu tới 500 triệu - 1 tỷ đồng. 

Điều này thể hiện sức gồng của các nhà đầu tư hiện tại vẫn còn tốt. Tình trạng của thị trường BĐS hiện nay so với giai đoạn 2011 - 2013 khá khác nhau. Khi mà các nhà đầu tư ở thời điểm đó phải bán tháo sản phẩm với mức giảm 30 - 60%

“Nhà đầu tư hiện nay đã có kinh nghiệm nhòe việc trải qua nhiều đợt lên - xuống của thị trường BĐS, họ đang rất thận trọng với dòng tiền và không “liều” như trước. Khi mua bán đều có sự cân nhắc và có nguồn tiền dự trữ để bù vào giai đoạn thị trường khó khăn” - Một môi giới BĐS lâu năm chia sẻ. 

Nay tới cả những nhà đầu tư kỳ cựu, có dòng tiền tốt thì họ vẫn sẽ thận trọng, Các nhà đầu tư này không còn mua kiểu ồ ạt như trước. Họ liên tục ở trong trạng thái nghe ngóng, phân tích kỹ những yếu tố tốt trên thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các sản phẩm tốt về vị trí, giá bán, tiềm năng… mới nằm trong tầm ngắm của những người này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước