Doanh nghiệp bất động sản phải chủ động đổi mới, giảm giá thật
Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự giảm giá thực
Theo Tuổi trẻ, tại buổi làm việc với TP. Hồ Chí Minh gần đây, Thủ tướng Chính phủ cho rằng giá bất động sản thực tế vẫn neo cao như bình thường, điều này không tốt cho thị trường. Theo Thủ tướng, bất động sản phải phải giảm giá thật và nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn.
Qua trao đổi ngày 28/11, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) - Ông Lê Hoàng Châu cho biết giá bất động sản thời gian qua đang neo quá cao, nguyên nhân do giá thổi lên cao.
Doanh nghiệp BĐS trong thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt với nỗi trăn trở khan vốn, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp (DN) BĐS gặp khó để xoay sở với thời cuộc, với vấn đề huy động vốn, kỳ vọng nới room tín dụng cũng khó đạt được,... Lúc này vốn FDI được coi là “bài toán” có thể gỡ khó cho doanh nghiệp.Nhà đầu tư tiềm lực vẫn đang "nín thở" chờ đợi thị trường BĐS khởi sắc
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều biến động, lãi suất tăng cao. Theo đó, các nhà đầu tư tiềm lực lựa chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hưởng lợi nhuận và chờ đợi cơ hội mới từ thị trường.Nhà đầu tư trẻ chia sẻ câu chuyện đi "săn" BĐS ngộp: "Để tìm được hàng ngon, giá ngộp "thật" không hề dễ dàng"
Theo này đầu tư này, thời điểm hiện tại có nhiều lựa chọn và kiếm được bất động sản giá tốt, nhưng hiện tượng cắt lỗ hay bán tháo chưa diễn ra toàn diện trên thị trường.Ông Châu cho biết, cả thị trường sơ cấp từ chủ đầu tư bán ra hay thị trường thứ cấp mua đi bán lại đều tăng. Các căn hộ vừa túi tiền đang dần biến mất trên thị trường trong khi có quá nhiều căn hộ phân khúc cao cấp với những căn có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Vì vậy, chỉ khi bị các vấn đề “dồn tới chân tường”, các doanh nghiệp mới chấp nhận giảm giá sản phẩm thông qua cách tăng khuyến mãi và chiết khấu lên tới 40 - 50% đối với khách hàng thanh toán ngay. Bởi hiện có không ít doanh nghiệp phải chịu sức ép về dòng tiền và thanh khoản.
“Hiện giờ với các doanh nghiệp không còn tiền mặt, không có tính thanh khoản thì cần đối diện với nguy cơ lớn nên buộc phải dùng những giải pháp như năm 2009 đã thực hiện là giảm tới 50% giá trị sản phẩm” - Ông Châu cho hay.
Tuy nhiên, ông Châu chỉ rõ là trước đó đã có hiện tượng giá bất động sản bị thổi lên quá cao, hiện tại phải giảm xuống và câu hỏi đặt ra là việc giảm giá có phải sự thật hay không.
Ông Châu cho rằng, thời điểm này các doanh nghiệp bất động sản phải hết sức cầu thị, thực hiện dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước đã đúc kết lại là “thà bán lỗ để cắt lỗ” còn hơn đeo bám, lỗ càng to sẽ dẫn tới việc mất vốn, sập tiệm. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc giảm giá này phải đi vào thực chất, không nên giảm giá theo kiểu đẩy lên sau đó mới tung giảm giá, ưu đãi thì không phải thực chất.
Giảm giá căn cơ là cần hỗ trợ thực cho người mua nhà để ở và loại trừ những đối tượng đầu cơ. Cùng với đó, ông Châu cho rằng, đối với các căn hộ lớn đang tồn kho thì cần chia thành căn nhỏ, giảm giá để bán, tăng chiết khấu cho người mua để phục vụ được những đối tượng có nhu cầu mua nhà ở thực với giá mềm hơn.
Dự án trên "đất vàng" Thủ Thiêm bất ngờ hạ giá
Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam - Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết, mặt bằng giá thị trường bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh vẫn neo cao vì ngay từ khâu mặt bằng, pháp lý, nguyên vật liệu tăng, kéo theo nguồn cung ngày càng hạn chế. Ngay cả với những căn hộ cao cấp được chào bán với mức 400 - 500 tỷ đồng/căn, ông Kiệt cho rằng, tới nay vẫn đang neo ở mức giá này và không có dấu hiệu giảm giá khi hướng tới phân khúc cao cấp.
Tuy nhiên, ông Kiệt cho rằng, thị trường vẫn đang có sự xuất hiện của một số dự án giảm giá khi mới đây, một dự án nằm ngay khu “đất vàng” Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) bất ngờ giảm giá.
Theo ông Kiệt, với những dự án nhà ở thương mại cùng vị trí, chủ đầu tư trước đây niêm yết mức giá mở bán mới là 8.000 - 10.000 USD/m2, thậm chí có những dự án cùng khu này mới được chào bán với giá 14.000 USD/m2. Tuy nhiên, vào cuối tuần trước có một dự án trong khu này chỉ chào bán với giá từ 5.000 - 7.000 USD/m2.
“Điều này chứng tỏ có những chủ đầu tư chấp nhận điều chỉnh lợi nhuận để thành công triển khai và chấp nhận giảm giá để bán được hàng” - Ông Kiệt cho hay.
Trong khi, một giám đốc của doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP. HCM thừa nhận, giá đất bây giờ đã có sự chênh lệch rất cao so với thực tế. Người này dẫn chứng về một số dự án ở Đồng Nai, Hưng Yên có giá bán lên tới 100 - 150 triệu đồng/m2. Trong khi đó nếu so sánh với giá nhà tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM thì quá khập khiễng
Vị giám đốc cho rằng, giá bất động sản hiện nay ở các đô thị lớn như TP. HCM vẫn neo cao, nếu có giảm giá hợp lý thì người dân sẽ xuống tiền, nhưng điều này lại gây khó cho doanh nghiệp. “Có những mức giá bị đẩy quá cao, người ta sử dụng để làm “thước đo”. Hiện tại áp lên thực tế để thay đổi giá bán theo hướng giảm đi, các doanh nghiệp có thể không đưa ra một mức giảm nhất định, mà sẽ giảm có kỹ thuật, tức là sử dụng các ưu đãi hay những tính toán khác để thay thế” - Vị này nói.
Cũng theo vị giám đốc này, nguyên nhân của việc bất động sản có giá bán quá cao, một phần là do dự án vướng mắc thủ tục pháp lý, giấy tờ,... đang chờ được nhà nước sớm giải quyết. Sau cuộc gặp gỡ giữa phó Thủ tướng cùng các doanh nghiệp bất động sản tại TP. HCM vào giữa tháng 11 nhằm tháo gỡ vướng mắc, tổ chức điều hành được thành lập và yêu cầu doanh nghiệp khó khăn đang cần tháo gỡ phải điền thông tin theo mẫu báo cáo. Trong vòng 1 ngày, ghi nhận 145 doanh nghiệp nộp hồ sơ theo mẫu, có hồ sơ viết 10 trang giấy nêu các khó khăn.
“Nhà nước cần sớm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý để có cho các dự án bất động sản thực thi, dàn trải đầy đủ nhằm đáp ứng giải quyết nhu cầu thực đang ngày càng tăng của người dân. Khi đó, các chủ đầu tư sẽ đẩy bớt giá, giá trị thực sẽ về lại mức ban đầu” - Vị giám đốc cho hay.