meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp BĐS trong thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao

Thứ hai, 28/11/2022-22:11
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt với nỗi trăn trở khan vốn, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp (DN) BĐS gặp khó để xoay sở với thời cuộc, với vấn đề huy động vốn, kỳ vọng nới room tín dụng cũng khó đạt được,... Lúc này vốn FDI được coi là “bài toán” có thể gỡ khó cho doanh nghiệp.

Vốn ngoại tăng dòng chảy vào thị trường BĐS Việt

Nhận định những vướng mắc của thị trường BĐS cuối năm 2022, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong 9 tháng năm 2022 hoạt động của các DN kinh doanh BĐS vẫn còn gặp nhiều trở ngại như việc tiếp cận nguồn vốn phát triển dự án gặp nhiều hạn chế; chi phí của DN tăng cao do động thái gia tăng của: lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng,... Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 

Vướng mắc về huy động vốn, nhiều DN gặp khó trong việc triển khai dự án cũng khiến họ phải “tự giải cứu” bằng những động thái như: vay tín dụng đen, hạ giá sản phẩm, chiết khấu nguồn cung, cầm cố bằng tài sản cá nhân,...


Vốn ngoại tăng dòng chảy vào thị trường BĐS Việt
Vốn ngoại tăng dòng chảy vào thị trường BĐS Việt

GIữa khó khăn về dòng vốn nội địa, dưới góc độ DN BĐS, ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, so với nhiều quốc gia trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đánh giá cao nhờ sự đáng tin cậy đối với các DN BĐS trong nước, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đến của nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, nổi bật là lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, logistics, văn phòng và nhà ở. Việt Nam được đánh giá cao nhờ thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp để tiếp tục đầu tư kinh doanh trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn. 

Thế mạnh của DN BĐS Việt trong dòng vốn ngoại

Chia sẻ về triển vọng dài hạn của dòng vốn FDI vào DN BĐS Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, “Thị trường BĐS Việt Nam là môi trường đầy tiềm năng với động lực tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nhờ sở hữu những lợi thế trong kết nối với các DN nước ngoài, lĩnh vực BĐS ngày càng thu hút thị trường vốn đầu tư quốc tế lớn.”

Dưới góc độ chuyên gia, ông Thịnh cũng đánh giá cao những thế mạnh của DN BĐS Việt về kinh nghiệm “thực chiến” trên thị trường địa ốc, với lợi thế “sân nhà” giúp họ có khả năng nắm bắt bức tranh toàn cảnh biến động nhà đất Việt Nam cũng như hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh nhà đất, đảm bảo thủ tục pháp lý,... 

“Các DN trong nước có sự am hiểu về thị trường, cơ chế chính sách và các yêu cầu đặt ra đối với BĐS có thể hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đang gặp không ít khó khăn khi tham gia vào thị trường Việt Nam”, ông Thịnh nói thêm.


Thế mạnh của DN BĐS Việt trong dòng vốn ngoại
Thế mạnh của DN BĐS Việt trong dòng vốn ngoại

Thế mạnh là vậy, DN BĐS cũng đối mặt với nhiều hạn chế về thắt chặt cơ chế cấp phép giấy tờ, làm thủ tục hành chính tại nhiều địa phương trong quá trình phát triển các sản phẩm, đầu tư nhà đất. Bên cạnh đó, việc nhiều DN thiếu vốn kinh doanh, lượng sản phẩm khó tiêu thụ trong thời gian qua cũng khiến họ rơi vào cảnh không có dòng tiền để duy trình hoạt động, áp lực vay vốn cũng gia tăng.

Trong bối cảnh niềm tin thị trường xuống thấp, cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư, các tài sản của DN có nguy cơ bị bán tháo mà người mua không ai khác chính là những đối thủ cạnh tranh của nước ngoài. Điều này khiến nhiều DN BĐS Việt Nam trong cơn khát vốn, đối mặt với nguy cơ mất vị thế thống lĩnh thị trường.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10, số lượng vốn FDI vào Việt Nam đăng ký cấp mới là 9,93 tỷ USD, vốn đăng ký tăng thêm là 8,7 tỷ USD, vốn góp, mua cổ phần đạt 3,79 tỷ USD. 

Chuyên gia cho rằng, số liệu thực về vốn FDI đầu tư mới là con số quan trọng bởi đây là yếu tố giúp nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Còn lượng vốn FDI dùng để mua nhà máy, DN của DN Việt thì cho thấy thực tế là nền kinh tế đang rất khó khăn.

DN cần “trang bị” gì để thu hút dòng vốn FDI lành mạnh?

Theo ông Thịnh, khi bước vào thị trường BĐS Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài thường nhìn vào quỹ đất của các DN trước khi quyết định đầu tư. Vấn đề năng lực triển khai dự án cũng như hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án được nhà đầu tư vốn ngoại đặc biệt chú trọng.

“Trước khi đưa ra quyết định rót vốn, nhà đầu tư ngoại quốc sẽ đánh giá qua nhiều triển vọng về môi trường đầu tư, khả năng tiếp cận với thị trường trong nước tốt nhất. Cảm giác an toàn cũng được nhà đầu tư coi là kết nối khiến họ muốn hợp tác với DN BĐS Việt. Điều đó sẽ được thể hiện qua vị thế về năng lực tài chính, sự uy tín trong các hoạt động kinh doanh từ phía DN”, ông Thịnh bày tỏ quan điểm.

Có thể thấy, giữa dòng chảy của vốn ngoại đang tăng mạnh vào thị trường BĐS Việt, DN Việt Nam kỳ vọng đây là “điểm sáng” đối với họ. Nhưng tiềm ẩn đằng sau cũng là những rủi ro khó lường trước, một trong số đó là: Làm sao để khiến dòng vốn FDI chảy vào thị trường BĐS Việt được tận dụng đúng mục đích chứ không phải là một động thái thâu tóm DN từ các ông lớn quốc tế?

Trên thực tế, trước khi hợp tác kinh doanh, bản thân DN BĐS cần phải nhận thức được vấn đề đảm bảo chủ quyền, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cả hai bên. Từ đó, xem xét lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp, vấn đề uy tín cũng được đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới nhận được kết quả tốt trong quá trình cộng tác kinh doanh. 


Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh.

Nhận diện những thách thức, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh “Hợp tác nhưng luôn phải giữ thế chủ động. Hợp tác một cách toàn diện là hợp lý nhưng cần đảm bảo trên tinh thần giữ vững tự chủ DN của mình. Với lĩnh vực BĐS, tính cẩn trọng, chủ động trong hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài cần phải được đặt lên hàng đầu.”

Trong quyết định đầu tư, nhiều DN Việt dễ đưa mình vào thế yếu khi thiếu phòng bị cũng như không duy trì được năng lực tài chính trong giới hạn an toàn, bị lệ thuộc và vốn FDI. Đây là một trong những hệ luỵ dẫn đến động thái chiếm đoạt DN hoặc các tài sản của DN. 

Bản thân DN BĐS Việt cần biết khai thác những giá trị cốt lõi để giúp DN mình ngày càng phát triển thông qua nguồn vốn FDI chất lượng cao, có cơ hội ứng dụng các giải pháp chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại vào quy trình sản xuất; áp dụng  khâu vận hành quản lý DN chuyên nghiệp, đạt chất lượng hiệu quả tốt nhất. Ứng dụng nguồn vốn ngoại hiệu quả nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của một DN Việt.

Đồng thời, không để hệ lụy tiêu cực làm cản trở, khiến DN BĐS Việt cảm thấy e ngại với dòng vốn ngoại chảy vào thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh hợp tác lành mạnh, đôi bên cùng có lợi, vị thế của DN địa ốc Việt ngày càng được khẳng định trên thương trường quốc tế.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

2 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

2 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

2 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

2 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước