meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiều hối có giúp thị trường bất động sản “ấm” lên?

Thứ sáu, 23/12/2022-07:12
Theo thống kê chưa đầy đủ, những năm gần đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD/ năm, trong đó khoảng 25% đổ vào thị trường bất động sản. Trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng, lượng kiều hối “chảy” về Việt Nam vào dịp cuối năm được kì vọng sẽ giúp thị trường có nhiều khởi sắc. 

Kiều hối “chảy” về đâu?

Báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và KNOMAD thực hiện đưa ra dự báo, mặc dù đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu đi kèm với lạm phát leo thang ở nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam được đánh giá vẫn khá ổn định so với các năm trước. Cụ thể, năm 2021, Việt Nam là 1 trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới với 12,5 tỷ USD. Theo dự báo, tổng lượng kiều hối về Việt nam năm 2022 có thể tăng trưởng 4,4% và trong các năm tiếp theo có thể ghi nhận tăng từ 3,6-4,5%.


Theo dự báo, tổng lượng kiều hối về Việt nam năm 2022 có thể tăng trưởng 4,4% và trong các năm tiếp theo có thể ghi nhận tăng từ 3,6-4,5%.
Theo dự báo, tổng lượng kiều hối về Việt nam năm 2022 có thể tăng trưởng 4,4% và trong các năm tiếp theo có thể ghi nhận tăng từ 3,6-4,5%.

Lãnh đạo các ngân hàng cho hay, lượng kiều hối chuyển về vào dịp Tết trong những năm gần đây thường tăng khoảng 20-25% so với các tháng trong năm. Năm 2022, dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán khá gần nhau nên kiều bào sẽ tập trung gửi tiền về dịp năm mới cho người thân ăn Tết và mừng tuổi. Vì vậy, lượng kiều hối chuyển về có thể sẽ rất khả quan. 

Theo bà Lê Kim Thủy - Giám đốc Phòng chuyển tiền nhanh - Khối Khách hàng cá nhân ACB thông tin, số lượt kiều hối chuyển về tiếp tục tăng. Việc tăng số lượng bình quân trên mỗi cuộc chuyển tiền, với mức tăng khoảng 10% là dấu hiệu tích cực cho sự tăng trưởng kiều hối về Việt Nam nói chung và vào ngân hàng nói riêng. 

Còn theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Đức Lệnh, kiều hối chuyển về TP. HCM tăng trưởng dương từng tháng là tốc độ tăng trưởng phù hợp. Cùng với các nguồn vốn khác sẽ góp phần hỗ trợ nền kinh tế TP.HCM phát triển tốt hơn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, kiều hối chuyển về TP HCM đạt 4,78 tỷ USD chiếm 68% so với năm 2021. Tính riêng quý 3 lượng kiều hối đã tăng 51% so với doanh số cuối quý II. Cuối năm là cao điểm chuyển tiền kiều hối nên dự báo kiều hối sẽ tăng đáng kể trong quý IV/2022. “Tính riêng TP HCM, lượng kiều hối có khả  năng sẽ duy trì bằng mức của năm 2021 với khoảng 7 tỷ USD”, ông Lệnh cho biết.

Theo các chuyên gia, lượng kiều hối chuyển về vào dịp cuối năm sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh bất động sản. Lý do bởi, vào cuối năm, nhiều Việt kiều có sẵn nguồn tiền, trở về quê hương để tìm kiếm bất động sản cho bản thân hoặc người thân. 

Chị Bùi Quỳnh Hoa (quê Nghệ An) cho biết, bố mẹ chị đã sang định cư ở Anh được 5 năm, năm nay, bố mẹ chị về Việt Nam ăn Tết. Với số vốn tích lũy được 7 tỷ đồng, bố mẹ chị Hoa mong muốn về Hà Nội, mua bất động sản và tạm thời cho thuê trong thời gian không ở Việt Nam. Cũng theo chị Hoa, rất nhiều Việt kiều đồng hương của bố mẹ chị cũng có ý định về quê Nghệ An mua đất vì giá đất hiện nay ở Nghệ An vẫn khá có tiềm năng. 


Theo các chuyên gia, lượng kiều hối chuyển về vào dịp cuối năm sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh bất động sản.
Theo các chuyên gia, lượng kiều hối chuyển về vào dịp cuối năm sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh bất động sản.

Đánh giá về tác động của dòng kiều hối làm “ấm” thị trường bất động sản, ông Lê Đình Hảo Giám đốc Khối kinh doanh Batdongsan.com.vn đánh giá, quý IV/2022, có thể thanh khoản thị trường vẫn chậm tới cuối quý nhưng các chỉ báo sẽ tốt hơn. Lý do bởi trong quý cuối của năm, các dòng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường sẽ đổ vào bất động sản, đầu tư công, vốn FDI cũng đẩy mạnh hơn vào thời gian này. Dự kiến, kiều hối đổ về nước năm nay khoảng 14-16 tỷ USD sẽ là trợ lực giúp thị trường cuối năm có thanh khoản tốt hơn. 

Cùng đánh giá thị trường bất động sản sẽ khả quan hơn nhờ lượng kiều hối cuối năm, ông Nguyễn Quốc Khánh, PCT Hội Môi giới BĐS phân cho rằng, cuối năm, dòng tiền kiều hối cũng như cổ tức từ kết quả kinh doanh sẽ tìm kênh để bỏ tiền vào. Năm nay, giá bất động sản neo cao, nguồn cung hạn chế nên nguồn cung này có thể tìm tới thị trường các tỉnh có tiềm năng về du lịch hay phát triển kinh tế. Cũng theo ông Khánh, sẽ không có làn sóng cắt lỗ như nhiều người đồn đoán, dự án nào có pháp lý rõ ràng, chất lượng đảm bảo và quy hoạch bài bản thì vẫn hút dòng tiền. Bởi với những dự án này, người mua dù có nhu cầu ở thực hay đầu tư thì vẫn có giá trị. 

Gỡ khó để tăng lượng kiều hối

Hiện nay, để chuẩn bị mùa cao điểm kiều hối cuối năm, nhiều ngân hàng, công ty kiều hối cũng như chủ đầu tư dự án bất động sản đã và đang đẩy mạnh ưu đãi.

Về phía các ngân hàng, nhiều nơi đã triển khai các chương trình khuyến mại để hút kiều hối. Ngoài việc cải tiến về công nghệ giúp gửi tiền và nhận tiền nhanh hơn các ngân hàng còn triển khai các chương trình ưu đãi, tặng quà cho người nhận kiều hối.


Việc cởi mở hơn về cơ chế cho các Việt kiều để thu hút lượng kiều hối là điều nên làm.
Việc cởi mở hơn về cơ chế cho các Việt kiều để thu hút lượng kiều hối là điều nên làm.

Đơn cử như Vietbank, ngân hàng này đang triển khai ưu đãi tặng quà khi khách hàng nhận chi trả tiền kiều hối hoặc giới thiệu khách hàng nhận tiền chi trả kiều hối tại Vietbank. 

Tương tự, Sacombank cũng đã triển khai miễn phí dịch vụ nhận tiền gửi về từ nước ngoài qua thẻ Sacombank Visa...

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, để tạo điều kiện thu hút lượng kiều hối, Nhà nước cần tạo đột phá chính sách đối với Việt kiều và kiều hối. “Luật Nhà ở cũng nên cởi mở hơn để Việt kiều có thể mua nhà tại Việt Nam, tạo điều kiện gắn bó, giao lưu với quê hương. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm từ quốc tế và khuyến khíc dòng kiều hối để hình thành các quỹ sản xuất như quỹ kiều hối bất động sản, quỹ kiều hối hỗ trợ sản xuất nhỏ và vừa,…

Bên cạnh đó, lượng kiều hối sẽ giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ, gia tăng dự trữ ngoại hối. Đồng thời phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam. Do đó việc cởi mở hơn về cơ chế cho các Việt Kiều để thu hút lượng kiều hối là điều nên làm. 
Ngoài ngân hàng, các doanh nghiệp cũng tung các chính sách bán hàng với mức chiết khấu 2-6%, điều chỉnh phương thức thanh toán, giãn tiến độ thanh toán để khách hàng có thể tính toán bỏ chi phí theo giai đoạn, cũng là tạo thanh khoản cho thị trường và doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, việc nỗ lực từ các ngân hàng hay chủ đầu tư là chưa đủ. Hiện nay, Việt kiều đang gặp nhiều rào cản khi lựa chọn sản phẩm.

Theo chị Bùi Quỳnh Hoa, dù bố mẹ chị đã có một khoản tích lũy vừa đủ để mua nhà, pháp luật cũng cho phép người nước ngoài được mua nhà nhưng con đường sở hữu nhà vẫn còn nhiều bất cập. “Hiện nay, bố mẹ tôi muốn mua bất động sản ở khu vực thuận lợi giao thông để có thể làm nhà ở hoặc cho thuê văn phòng, tuy nhiên quy định người nước ngoài chỉ được mua các căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc phạm vi hạn chế hoặc cấm người nước ngoài lưu trú, vì lo ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Điều này khá chung chung khiến gia đình tôi lo ngại nếu mua bất động sản khi làm sổ hồng sẽ gặp nhiều khó khăn”, chị Hoa chia sẻ. Đó là còn chưa kể, để sở hữu bất động sản, bản thân mỗi Việt kiều cũng phải đi lại nhiều lần, tốn kém thời gian để xin đủ các thủ tục, giấy tờ. 

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Khánh Minh, Giám đốc Công ty BĐS Bình Minh (TP. HCM) cho hay, doanh nghiệp rất mong muốn các cơ quan quản lý nghiên cứu, tạo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa tổ chức, cá nhân Việt kiều trong việc tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản trên thị trường Việt Nam giống như các tổ chức, cá nhân trong nước. 

“Chẳng hạn như sửa đổi quy định chỉ cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở cho bản thân và gia đình sinh sống bằng quy định cho phép họ sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng và mục đích sử dụng. Chính sách về nhà ở sẽ có vai trò quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, thu hút các tổ chức cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trình độ, bằng cấp vào Việt Nam, trở về Việt Nam sinh sống, làm việc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, ông Minh nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

11 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

11 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

11 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

11 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước