meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vấn đề kiều hối giảm trong thời gian vừa qua tại TP.HCM ảnh hưởng đến BĐS

Thứ hai, 15/08/2022-15:08
Dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong cải thiện cán cân thanh toán và nguồn dự trữ ngoại hối. Với nhiều lợi thế nổi trội, đây được coi là “lực đẩy” trong thị trường bất động sản (BĐS) khi thống kê có đến khoảng 4,5 triệu kiều bào - tương đương gần 5% dân số nước ta.

Nguồn kiều hối “chảy” vào Việt Nam giảm mạnh nửa đầu năm 2022

Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp mang tên “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đề cập đến vấn đề sụt giảm trong nguồn kiều hối của thành phố với con số đạt được chỉ khoảng 3,1 tỷ USD.


Nguồn kiều hối “chảy” vào Việt Nam giảm mạnh nửa đầu năm 2022
Nguồn kiều hối “chảy” vào Việt Nam giảm mạnh nửa đầu năm 2022

Cũng theo số liệu NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đưa ra, trong 6 tháng đầu năm 2022 tổng lượng kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tương ứng với con số này là sự sụt giảm đầu tư kiều hối vào lĩnh vực BĐS bởi trung bình có đến hơn 20% kiều hối lựa chọn đầu tư vào BĐS như một kênh đầu tư an toàn.

Nhận diện nguồn kiều hối giảm sút ảnh hưởng lên thị trường BĐS

Dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong cải thiện cán cân thanh toán và nguồn dự trữ ngoại hối. Không chỉ có lợi thế là nguồn vốn một chiều có thể đầu tư tự do, kiều vốn còn được kỳ vọng lớn tương đương dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) hoặc gián tiếp (FII) của nước ngoài nhờ vào số lượng khoảng 4,5 triệu kiều bào - tương đương gần 5% dân số.

Đặc biệt khi đặt trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 giai đoạn trước, nguồn ngoại tệ này là động lực đối với quá trình hồi phục và vực dậy nền kinh tế nước ta. Đồng thời, nguồn kiều hối còn giúp thân nhân kiều bào trong nước có thể giảm gánh nặng tài chính sau dịch bệnh, mở rộng sản xuất và phát triển các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại. 

Trong đó, các chuyên gia kinh tế nhận định TP.HCM là trung tâm thu hút nguồn kiều hối lớn nhất cả nước do có nhiều người ra nước ngoài học tập, làm việc và định cư trong khoảng thời gian dài. 

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, lý giải cho sự sụt giảm kiều hối nửa đầu năm nay của thành phố do nhiều nguyên do. Một mặt, xuất phát từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và sự ảnh hưởng của lạm phát lên tình hình kinh tế ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới đã kéo theo nhiều lao động Việt tại nước ngoài mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ,... dẫn đến thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài giảm, khả năng tích lũy vì thế cũng thấp hơn. 

Mặt khác, các thế hệ người Việt đang sinh sống tại nước ngoài có xu hướng già hoá nên số tiền họ tích luỹ được gửi về nước cũng hạn chế đi, ở diễn biến khác một bộ phận thế hệ trẻ không kết nối với người thân trong nước khiến nguồn kiều hối cũng vì thế giảm sút.


Nhận diện nguồn kiều hối giảm sút ảnh hưởng lên thị trường BĐS
Nhận diện nguồn kiều hối giảm sút ảnh hưởng lên thị trường BĐS

Trong lĩnh vực BĐS, theo ghi nhận từ ngành Ngân hàng, tỷ lệ kiều hối đổ vào thị trường chiếm khoảng 21 - 22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, nhờ vào sự ổn định của dòng tiền này (khoảng 11 - 12 tỷ USD/năm), thị trường địa ốc đã thu về khoảng 2,5 tỷ USD từ các kiều bào.

Theo nhiều chuyên gia cho rằng, do lo ngại những vấn đề bất ổn trong tình hình dịch bệnh Covid-19, kinh tế lạm phát,... ở các nước châu  u, châu Mỹ nên kiều bào nước ngoài có tâm lý lo sợ bất trắc chọn cách chuyển tiền về nước như một kênh lưu trữ an toàn.

Dòng chảy kiều hối cũng được nhận định là không tiềm ẩn rủi ro như vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI giúp người Việt đang làm việc ở nước ngoài có thể tin tưởng vào sự ổn định của kinh tế trong nước cũng như thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường nội địa.

Có nhiều nguyên nhân khiến cộng đồng hàng triệu người Việt sinh sống tại Mỹ, châu   u hoặc các quốc gia châu Á lân cận đầu tư vào BĐS tại Việt Nam như: do nhu cầu ở thực, hỗ trợ người thân, mong muốn an cư khi về hưu, có ý định quay trở về sinh sống, làm việc hay đầu tư tại Việt Nam,....

Trước tín hiệu “dòng chảy” kiều hối vào Việt Nam năm 2022 ghi nhận giảm sút, lĩnh vực BĐS cũng bị ảnh hưởng bởi đây đóng vai trò là một nguồn lực quan trọng giúp hồi phục sức mua trên thị trường, khi kiều bào tại các nước ngoài gặp phải áp lực về tài chính, khả năng tích luỹ thấp thì nhu cầu đầu tư vào BĐS nước ta cũng trở nên khó hơn, chủ yếu nguồn kiều hối chuyển về tập trung vào an sinh xã hội, hỗ trợ thân nhân trong nước vượt qua khó khăn.

Giải pháp cho “đòn bẩy” nguồn kiều hối vào thị trường BĐS

Nhận diện xu hướng sụt giảm trong dòng kiều hối vào Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng, nước ta cần đẩy mạnh thực hiện đồng bộ một số giải pháp để khắc phục vấn đề cũng như thu hút dòng tiền kiều hối mạnh mẽ hơn:

Một trong những giải pháp thiết thực là Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, xoay hướng tích cực trong môi trường đầu tư nhằm hạn chế các thay đổi đột ngột trong quy định về hoạt động đầu tư, không nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính.

Về phía Nhà nước, cần thực thi các chính sách mở đường tạo điều kiện khơi thông dòng tiền từ các ngân hàng như: tiện ích mở rộng dịch vụ kiều hối, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, kết nối với các đối tác nước ngoài liên kết dịch vụ chuyển tiền quốc tế đa quốc gia, rút gọn về chi phí, tốc độ và không giới hạn định mức, đơn giản hoá quy trình,... nhằm tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.

Xây dựng chính sách mở rộng cho vay vốn để tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đang gặp trở ngại tài chính tại nước ngoài, hỗ trợ họ tham gia các hoạt động thương mại trong nước như: góp vốn, cổ phần với các tổ chức doanh nghiệp, chính sách ưu đãi thuế cho kiều bào,... khuyến khích họ mua đất đai, nhà ở và đầu tư BĐS tại quê hương, mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước.


Giải pháp cho “đòn bẩy” nguồn kiều hối vào thị trường BĐS
Giải pháp cho “đòn bẩy” nguồn kiều hối vào thị trường BĐS

Trong các giải pháp, không thể thiếu công tác tuyên truyền, cung cấp kịp thời các thông tin, chính sách trong nước tới người Việt ở nước ngoài để từ đó họ có thể nắm bắt được tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách đang được ban hành của Đảng và Nhà nước. Đây là cách hữu hiệu để khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào quay trở lại quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh trong đó có BĐS.

Trên thế giới, nhiều chính phủ thẻ hiện động thái hỗ trợ bằng việc cung cấp các gói chương trình chuyên dụng để người định cư ở nước ngoài, người nhận kiều hối thuận lợi thành lập doanh nghiệp hoạt động trong nước. Vận dụng điều đó vào bối cảnh trong nước, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các khung khổ pháp lý, thể chế, điều kiện và cơ hội kinh doanh... cho kiều bào khi về nước đầu tư nhưng chưa có đủ thông tin, còn “bỡ ngỡ” trước thị trường BĐS trong nước.

Thông qua đó, khoảng cách giữa kiều bào với đất nước sẽ được thu hẹp lại, xây dựng niềm tin và khuyến khích họ đầu tư vốn tích lũy được vào các dự án BĐS trong nước ngay cả khi vẫn còn làm việc ở nước ngoài.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước