Bất động sản bắt đầu cuộc “đào thải”: Hướng đi tất yếu để lành mạnh hóa thị trường
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, trong đó để cập tới hàng loạt khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt, nổi trội là việc cắt giảm nhân sự.
Câu chuyện về những công ty phát triển dự án đang tái cơ cấu, phân chia, bố trí lại nhân lực một cách phù hợp hơn để hướng tới sự kiêm nhiệm, đa nhiệm dần trở nên phổ biến trong ngành. Bên cạnh là việc tạm hoãn triển khai các dự án địa ốc.
Môi giới tiết lộ sự thật về nhà vườn ven đô cắt lỗ
Giữa bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, trầm lắng, thông tin về rao bán loại hình nhà vườn ven đô cắt lỗ đang rầm rộ trên các hội nhóm mua bán bất động sản. Tuy nhiên, nhiều môi giới cho biết các chủ đất này thực tế chỉ cắt đi một phần lãi.Thị trường ảm đạm, sàn môi giới bất động sản "bất đắc dĩ" phải nghỉ Tết sớm
Hiện nay, thị trường bất động sản giao dịch ảm đạm những tháng qua cũng đã khiến cho các sàn môi giới phải tìm hiểu cách xoay sở và thậm chí là giải thể, nghỉ Tết sớm.Thực trạng môi giới bất động sản khi Tết cận kề: Lúc thưởng bằng siêu xe, khi đành phải nghỉ Tết sớm vài tháng
Như thế, chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, nếu như thời điểm vài năm trước môi giới địa ốc háo hức bởi vì được thưởng cả trăm triệu đồng hay là siêu xe thì năm nay có không ít người đã chật vật bởi vì bị cho nghỉ Tết sớm vài tháng và không hẹn ngày trở lại.Việc này đã tác động lớn tới nguồn cung sản phẩm ra thị trường, kéo theo là các bộ phận tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp hay những công ty môi giới bất động sản buộc phải tinh giảm lao động vì không có việc để làm.
Đại diện của một công ty môi giới BĐS tại TP. Thủ Đức cho biết, đây là thực trạng chung trên thị trường BĐS tại TP. HCM hiện nay. Trước những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp trong ngành buộc phải cắt giảm lao động, có thể giảm tới 50% nhân sự và chủ yếu thuộc bộ phận bán hàng.
Có nhiều doanh nghiệp còn loay hoay, tìm cách thay đổi chiến lược kinh doanh, họ phải chọn con đường khó đi nhất là thu hẹp quy mô hoạt động và cắt giảm người làm để tiếp tục duy trì công ty.
Theo chia sẻ của đại diện một đơn vị kinh doanh BĐS, ban điều hành luôn chú trọng tới quyền lợi nhân viên nhằm giữ chân lao động qua việc chi trả lương thưởng đúng hạn, cùng những chính sách phúc lợi đầy đủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi phí, gồm cả lương, thưởng vào những ngày lễ, tết và cũng cho nghỉ khoảng 20% nhân viên.
Thống kê không chính thức từ hội ngành nghề cho thấy, trong một năm nay, số lượng môi giới BĐS bị nghỉ việc đã lên đến hàng trăm ngàn người, làn sóng này vẫn chưa dừng lại.
Anh Hùng (đã đổi tên) - Trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp BĐS tại Hà Nội chia sẻ, chưa bao giờ anh thấy môi giới BĐS gặp khó khăn như hiện nay trong vòng 10 năm làm nghề của mình.
Anh Hùng cho hay, hơn một năm qua công việc gặp rất nhiều trở ngại hơn cả giai đoạn đại dịch Covid bùng nổ. Anh và các đồng nghiệp cố gắng làm việc nhiều hơn nhưng thu nhập cũng chỉ đủ để sinh hoạt, không có dư giả. Trước thách thức lớn như vậy, công ty cũng tìm giải pháp và đầu tư thêm công nghệ hỗ trợ việc bán hàng, tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho nhân viên với hy vọng sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cuộc sàng lọc của thị trường địa ốc
Anh Bình - Nhân viên môi giới của một doanh nghiệp BĐS có quy mô khá lớn tại Hà Nội, chia sẻ rằng, tháng 11 vừa qua, công ty thông báo về việc cắt giảm nhân sự vì hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ban lãnh đạo đưa ra 3 phương án cho nhân viên lựa chọn:
Một là ở lại làm việc nhưng không nhận lương, công ty vẫn đóng bảo hiểm xã hội; Hai là nghỉ việc, công ty hướng dẫn nhận trợ cấp thất nghiệp, không lấy lương nhưng vẫn cộng tác làm việc và hưởng hoa hồng; Ba là công ty hướng dẫn nhận trợ cấp thất nghiệp, khi nào công ty hoạt động lại bình thường thì ưu tiên mời về làm việc lại.
Vì là trụ cột kinh tế của gia đình nên anh Bình chọn phương án 3, nhận trợ cấp thất nghiệp rồi đi tìm việc khác. Anh vẫn lạc quan rằng, khi có khách hàng thì sẽ cộng tác với công ty cũ để nhận hoa hồng môi giới.
Theo phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - Ông Phạm Lâm, ước tính số lượng môi giới bất động sản đã giảm ít nhất là 30% trong hơn một năm qua. Hiện nay, nếu các sản phẩm trên thị trường không đáp ứng được tính pháp lý, không đảm bảo chất lượng và tiềm ẩn rủi ro thì các sàn giao dịch cũng không dám nhận sản phẩm để bán. Yếu tố này đã mang tính “thanh lọc” sẽ tạo cơ hội cho hoạt động môi giới BĐS ổn định hơn. Vì khi người môi giới tập trung vào bán những sản phẩm đạt yêu cầu và có phương án, kỹ năng tiếp thị tốt thì họ vẫn có khách để sống được với nghề.
Ông Lâm chia sẻ câu chuyện về những nhân viên môi giới quyết bám trụ với nghề, trước đó họ đã đầu tư thời gian, tiền bạc cho việc học và lấy chứng chỉ hành nghề, nâng cao kỹ năng cũng như chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ phân khúc cho thuê, mua bán căn hộ, nhà phố trên thị trường thứ cấp để cầm cự qua cơn khủng hoảng hiện tại. Giai đoạn sàng lọc hiện tại sẽ giúp thị trường BĐS loại đi những môi giới tay ngang, bát nháo.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM - Ông Lê Hoàng Châu cho biết, đã có trên 300.000 người hành nghề môi giới BĐS, tuy nhiên chỉ khoảng 10% số này có chứng chỉ hành nghề. Đa số là môi giới hoạt động tự do theo kiểu “cò đất”, “cò nhà”.
Thời gian qua, sự thiếu hụt nguồn nhân lực môi giới chuyên nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến thị trường BĐS rơi vào tình trạng khó khăn, bị thổi giá, đẩy giá, nhiều giao dịch ảo và tạo sự khan hiếm… gây ra những cơn sốt giá ảo trên thị trường.
Tuy cuộc thanh lọc và đào thải thực sự cần thiết cho thị trường BĐS và với nhân sự lao động trong ngành này, tuy nhiên với thực trạng cắt giảm lao động hàng loạt vẫn có sự tác động mạnh tới an sinh xã hội, gây ảnh hưởng đến nhiều gia đình và tác động lên cuộc sống của người lao động.