Thị trường bất động sản cận Tết quá ế ẩm: Khách hàng chỉ đến xem rồi về
BÀI LIÊN QUAN
Cẩn trọng với chiêu "tung hỏa mù" của môi giới khi "săn" bất động sản giá rẻBất động sản bắt đầu cuộc “đào thải”: Hướng đi tất yếu để lành mạnh hóa thị trườngNhà đầu tư vẫn e ngại xuống tiền vì trông chờ giá bất động sản sẽ tiếp tục giảmKhó tiếp cận nguồn vốn
Anh X tại quận 1, TP HCM đã đặt cọc mua một căn hộ với giá khoảng 4 tỉ đồng. Trong đó, anh đã đóng 1,2 tỉ đồng, còn lại là vay ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ cho vay trong thời hạn là 1 năm. Tài chính của anh X không thể đáp ứng nổi với thời hạn nay. Sau nhiều lần làm việc thì ngân hàng này mới đồng ý kéo dài thời hạn vay lên 10 năm, tuy nhiên lãi suất lên tới 15% và anh còn phải mua gói bảo hiểm 40 triệu đồng.
Anh X than thở: “Vì đã đóng một khoản tiền rồi nên tôi buộc phải tiếp tục hợp đồng, bởi sẽ mất khoản tiền đó nếu thanh lý. Lãi suất là quá cao, và đã lao phải theo lao dù trong bối cảnh khó khăn này thì không anh có thể gánh được mức lãi suất như vậy”.
Bất động sản tỉnh lẻ miền Trung sẽ phát triển ra sao trong năm 2023?
Dù diễn biến thị trường còn khá trầm lắng nhưng vẫn có nhận định từ các chuyên gia cho thấy sự lạc quan về bất động sản trên các địa bàn tỉnh lẻ của miền Trung trong năm sau.Kiều hối có giúp thị trường bất động sản “ấm” lên?
Theo thống kê chưa đầy đủ, những năm gần đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD/ năm, trong đó khoảng 25% đổ vào thị trường bất động sản. Trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng, lượng kiều hối “chảy” về Việt Nam vào dịp cuối năm được kì vọng sẽ giúp thị trường có nhiều khởi sắc.Nhiều kịch bản cho thị trường bất động sản trong năm 2023
Chị T đã mua một căn hộ dự án tại Bình Dương nhưng không vay được tiền từ ngân hàng. Vào tháng 8, chị đã ký văn bản thỏa thuận mua căn hộ này với giá hơn 2, tỷ đồng và đề nghị thanh toán 10% và chủ đầu tư cam kết 80% số tiền mua sẽ được vay từ ngân hàng. Hơn nữa, chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất đến khi dự án hoàn tất. Tuy nhiên, hiện ngân hàng không cho vay nên chị T rơi vào tình cảnh tiến cũng không được mà lùi cũng không xong.
Chị T chia sẻ: “Lúc mua chưa có hợp đồng mua bán, mà chỉ có văn bản thỏa thuận bởi nhân viên kinh doanh cho biết chưa xin được giấy phép để hoàn thiện và hẹn tháng 11 sẽ ký hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có động tĩnh gì đến thời điểm này. Mặt khác chủ đầu tư vẫn gửi email thu tiền đợt 3,4 nhưng tôi không đóng. Tôi chỉ có số tiền 20% lúc đầu và số còn lại vay ngân hàng. Tuy nhiên, tôi muốn thanh lý khi không được vay, lấy lại tiền chứ không thể trả tiếp”.
Theo lãnh đạo một công ty bất động sản tại TP HCM, hầu hết khách hàng mua bất động sản đều gặp khó khi vay vốn từ ngân hàng. Nếu được vay thì lãi vay hiện nay cũng trung bình 12-14%/ năm, ưu đãi lên tới 11,5%/ năm. Ngoài lãi suất cao, những điều kiện vay cũng khó khăn hơn nhiều. Với những dự án tốt và đủ điều kiện thì đến nay khách hàng cũng mới thẩm định hồ sơ, để bắt đầu giải ngân đầu năm sau. Đó là lý do khiến thị trường bất động sản “đứng im” thời gian qua.
Bán được khoảng 100 căn hộ trong gần 1 quý
Vị lãnh đạo nói trên thở dài cho biết càng về cuối năm thì lượng giao dịch càng ít. Dù đã xây dựng đến tầng 2 nhưng dự án của công ty bà không bán được căn hộ nào.
Vị này chán nản cho biết: “Không bán được dù là sản phẩm thật và giá trị thật. Dù nhân viên tích cực điện thoại cho khách, phát tờ rơi thì vẫn không bán được căn nào suốt 2 tháng nay. Khách hàng chỉ hỏi rồi thôi. Hiện có chạy quảng cáo nhưng cũng không bán được. Hiện nay doanh nghiệp lực bất tòng tâm nên kế hoạch là chờ qua năm rồi mới tính”.
Theo một thống kê, TP HCM có gần 14.000 căn hộ mới chào bán trong quý 1 và quý 2/2022 với tỉ lệ tiêu thụ luôn đạt 70-80% nhưng sang quý 3 chỉ có 1.250 căn với tỉ lệ lấp đầy chưa tới 52%. Và sang quý cuối cùng của năm, chỉ có 450 căn hộ sơ cấp mở bán trên toàn thị trường, tuy nhiên lượng tiêu thụ mới chỉ đạt gần 25%, khoảng 100 căn.
Đó là tình trạng chưa từng xảy ra trong nửa thập kỷ gần đây, đặc biệt là thời điểm gần Tết bởi vốn dĩ hàng năm đây vẫn là mùa cao điểm của giao dịch bất động sản nhộn nhịp nhất. Hơn nữa, còn chưa nói đến việc nhiều doanh nghiệp tăng mức chiết khấu đến 40-50% giá trị bất động sản. Nhiều giao dịch cắt lỗ và hạ giá mạnh cũng xuất hiện trên thị trường thứ cấp từ nhóm những tổ chức và người sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức, họ buộc phải bán bớt bất động sản để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân và giảm sức ép do lãi suất cho vay tăng cao.
Ngoài TPHCM, ở những khu vực tỉnh vùng ven cũng chứng kiến thị trường bất động càng thảm hại hơn khi khách chỉ tới xem rồi về. Theo bà Lê Thị Thanh Yến, Giám đốc Công ty địa ốc BLH, công ty chỉ bán dược 1 lô trong gần 3 tháng nay với điều kiện kéo dài thời gian trả thay vì công chứng như trước vì đất đã có sổ đỏ.
Bà Yến cho biết: “Số khách lên xem vẫn khá nhiều, khoảng 20 người mỗi lần. Họ tỏ ra rất thích bởi đã có sổ đỏ từng lô và hạ tầng hoàn chỉnh. Thế nhưng, tất cả đều dừng ở đó. Phản hồi từ một số người cho thấy họ không vay được ngân hàng, một số khác có tiền mặt nhàn rỗi nhưng vẫn muốn chờ dù chúng tôi đã giảm giá rất sâu”.
Hầu hết các công ty bất động sản hiện nay đang bán đất ở khu vực Lâm Đồng đều ở tình cảnh như công ty của bà Yến: khách quan tâm nhưng không mua. Các công ty bất động sản tại Long An, Đồng Nai… đều rơi vào trạng thái không có giao dịch nhiều tháng nay. Hầu hết khách đi xem đất rồi về. Điều này khiến việc các sàn môi giới đóng cửa hàng loại, chủ đầu cho nhân viên nghỉ Tết cách đây 1 tháng và các chủ đầu tư cũng hoạt động kiểu cầm chừng.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết Ngân hàng nhà nước ngày 5/12 đã ra quyết định nới room tín dụng thêm 1,5-2% để có thêm được 240.000 tỉ đồng cùng với 200.000 tỉ đồng của room cũ hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản nhìn chung cùng người mua nhà ở thực vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng bởi hiện nay các chuẩn tín dụng rất khó để người có nhu cầu vay có thể đáp ứng.