meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thép Pomina: Dừng lò cao để tập trung vào thế mạnh là lò điện

Thứ ba, 18/10/2022-20:10
Phía Pomina khẳng định, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là quặng sắt hoặc thép phế liệu để luyện thép, việc sử dụng một lò điện, vốn là thế mạnh của công ty, với công suất đạt mức tối đa và tối ưu chi phí sẽ tốt hơn là việc duy trì cả 2 lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.

Có thể thấy, những bất ổn địa chính trị đang diễn ra trên thế giới cùng với tình hình suy thoái toàn cầu đã khiến ngành sản xuất thép lâm vào tình trạng lao đao.

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Hiệp hội thép Việt Nam, trong tháng 9 vừa qua, tình hình kinh doanh thép đã có sự sụt giảm. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt 2,446 triệu tấn, tăng thêm 23,41% so với tháng 8/2022 đồng thời tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, lượng thép các loại bán ra chỉ đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng trước đó và so với cùng kỳ giảm 9,9%.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 5,92 triệu tấn thép, giảm 30,27% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu thép đạt 6,08 tỷ USD giảm 13,35% so với cùng kỳ năm 2021.


 
 

Theo dự báo của các chuyên gia, giá thép châu Á trong quý 4/2022 nói chung sẽ khó bứt phá do nhu cầu thấp và chi phí năng lượng cao. Đặc biệt, nhu cầu thép từ các lĩnh vực bất động sản và sản xuất của Trung Quốc - thị trường trọng điểm trong khu vực vẫn ở mức yếu cho đến cuối năm, bất chấp những hỗ trợ từ các gói kích thích của Chính phủ nước này.

Còn tại thị trường thép Việt Nam, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, những bất ổn trên thị trường bất động sản trong nước cũng gián tiếp kéo theo nhu cầu sử dụng thép đi xuống thấp. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải tích cực tìm kiếm biện pháp để xoay sở qua "mùa đông" phía trước.

Từ trước đến nay, top đầu thị trường sản xuất thép Việt Nam vẫn chia thành 2 nhóm dựa vào công nghệ sản xuất là: Nhóm luyện thép bằng công nghệ lò cao (Hòa Phát, Tisco, Thép Thái Nguyên) và Nhóm sử dụng công nghệ hồ quang điện EAF (Thép Pomina,  Thép Miền Nam, Vina Kyoei,…).

Với diễn biến giá quặng sắt và thép phế liệu trên thế giới, hai nguồn nguyên liệu chính được sử dụng để luyện thép luôn khó lượng. Có thời điểm quặng sắt mang lại khả năng cạnh tranh cao, nhưng cũng có những thời điểm, thép phế liệu lại chiếm ưu thế về chi phí. 

Tại Việt Nam, thép Pomina là doanh nghiệp duy nhất vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao và lò hồ quang điện Consteel từ châu Âu, với sự chủ động trong việc lựa chọn sản xuất linh hoạt giữa quặng sắt và phế liệu để có thể luôn thích ứng phù hợp với diễn biến của thị trường.


Thép Pomina là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao và lò hồ quang điện Consteel
Thép Pomina là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao và lò hồ quang điện Consteel

Tuy nhiên, mới đây, Công ty Cổ phần Thép Pomina đã chủ động dừng hoạt động sản xuất lò cao để chuyển sang tập trung vào thế mạnh của mình là lò điện. Theo phía Pomina cho biết, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là quặng sắt hoặc thép phế liệu để luyện thép, việc sử dụng một lò điện với công suất đạt mức tối đa đồng thời tối ưu chi phí, tốt hơn là việc duy trì cả hai lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.

"Đây thực tế là một chủ trương linh hoạt, giúp nhà máy củng cố hiệu suất hoạt động của lò điện, tăng khả năng cạnh tranh nội bộ của tập đoàn và kiểm soát chi phí sản xuất", phía Pomina cho hay.

Mặc dù dừng hoạt động lò cao, tuy nhiên các nhà máy thuộc Tập đoàn Thép Pomina (bao gồm nhà máy Pomina 1, Pomina 2, Pomina 3, và Tôn Pomina) vẫn được vận hành bình thường và độc lập về tài chính. Theo đó, trong giai đoạn năm 2019 khi Pomina đầu tư dự án lò cao, thì dự án tôn mạ màu với công suất lên tới 600 nghìn tấn/năm tại nhà máy Tôn Pomina vẫn hoạt động tốt, không ngừng gia tăng thị phần cho thị trường tôn mạ trong nước cũng như nước ngoài. Nhiều lô hàng tôn mạ màu liên tiếp được xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, châu Âu... bất chấp tác động của dịch Covid-19 cũng như tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, phía Pomina cũng cho biết thêm rằng việc mở lại hoạt động lò cao sẽ linh động và còn phải tùy thuộc vào triển vọng của thị trường thép trong thời gian tới.

Làn sóng đóng cửa lò cao tại châu Âu

Được biết, không chỉ riêng Pomina mà tình trạng đóng cửa lò cao đang diễn ra tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, vào tháng 9/2022, trong bối cảnh nhu cầu xuống thấp cũng như giá năng lượng tăng mạnh, hãng thép lớn nhất châu Âu là ArcelorMittal đã phải ngừng hoạt động sản xuất lò cao số 3 ở Dąbrowa Górnicza (Ba Lan) để nâng công suất 2 lò cao còn lại trong cùng khu vực. Hay trước đó, nhà máy Aperam của Bỉ, Acrinox của Tây Ban Nha và US Steel ở Mỹ cũng phải ngừng hoạt động để nâng công suất tối ưu cho các nhà máy trọng điểm trong cùng tập đoàn.

Trước đó, CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) đã thông báo về việc dừng hoạt động sản xuất lò cao (BF) từ ngày 23/9/2022, đồng thời phải chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ nhân viên của công ty.

Pomina rơi vào khó khăn sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra đẩy giá dầu cùng các loại hàng hóa khác leo thang, đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào của nhà máy đã tăng mạnh trong khi hệ lụy của dịch bệnh vẫn chưa thể khắc phục.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi đó, giá bán các sản phẩm từ thép, phôi thép liên tiếp giảm và nhà máy phải đương đầu với khủng hoảng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chững lại. 

Được biết, lò cao của Pomina mới chỉ đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đạt công suất 90% từ tháng 3/2021. Doanh nghiệp thép này cho biết hệ thống thép kết hợp giữa lò cao và lò điện công nghệ Consteel sản xuất từ quặng có công suất hệ thống lên tới 1 triệu tấn sản phẩm thép được luyện từ quặng, sạch tạp chất.

Trong quý 2, Pomina ghi nhận lỗ nặng gần 64 tỷ đồng trong bối cảnh sản lượng cũng như giá bán thép giảm mạnh. Bên cạnh đó, tác động còn đến từ sự suy giảm về doanh thu tài chính giảm và các khoản chi phí gia tăng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước