Thái độ làm việc là gì? Những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc của một nhân viên
BÀI LIÊN QUAN
Nền tảng làm việc, cộng tác trên môi trường số thế hệ mới là gìKinh nghiệm làm việc là gì? Những lợi ích mà kinh nghiệm làm việc đem lạiTeamwork là gì? Những kỹ năng và tầm quan trọng của làm việc nhómThái độ làm việc là gì?
Thái độ làm việc được biểu hiện là sự tập trung, cố gắng, nỗ lực và tận tâm của một nhân viên đối với công việc. Thái độ làm việc thường được chia ra thành hai nhóm, cụ thể là: thái độ tích cực và tiêu cực. Mỗi thái độ khác nhau sẽ có những sự ảnh hưởng khác nhau đối với công việc:
- Thái độ làm việc tích cực: Nhân viên luôn tràn đầy sự nhiệt huyết, tận tâm, nỗ lực và cố gắng hoàn thành công việc với chất lượng, kết quả tốt nhất.
- Thái độ làm việc tiêu cực: Tâm lý luôn mệt mỏi, chán nản, không có sự vui vẻ, thoải mái và hứng thú làm việc. Nhân viên có thái độ tiêu cực sẽ thường xuyên theo kịp kế hoạch công việc, bị chậm trễ deadline làm việc. Những người này thường sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn trong công việc. Thậm chí họ còn luôn giữ tư tưởng muốn nghỉ việc hoặc nhảy việc.
Xây dựng thái độ làm việc chuyên nghiệp, tràn đầy năng lượng, tự tin là điều mà bất cứ một nhân viên nào cũng cần có, đặc biệt là các bạn trẻ vừa mới tốt nghiệp, mới ra trường. Sự cống hiến hết mình trong công việc sẽ giúp đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong tương lai. Nếu duy trì thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả, và luôn chán nản thì bạn rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Những yếu tố sử dụng trong việc đo lường thái độ làm việc
Những yếu tố thể hiện được thái độ làm việc của một nhân viên có thể kể tới:
Tinh thần chủ động trong công việc
Yếu tố đầu tiên để đánh giá một người có thái độ làm việc tốt phải kể đến tinh thần chủ động trong công việc. Một người có thái làm việc tích cực sẽ luôn chủ động tìm phương án hiệu quả giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Yếu tố chủ động trong công việc của một cá nhân sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua 2 yếu tố: Chủ động với những kế hoạch riêng của bản thân và chủ động hoàn toàn với công việc chung.
Những người có thái độ làm việc tích cực, chủ động sẽ luôn cố gắng thực hiện, hoàn thiện mọi nhiệm vụ công việc được giao phó mà không cần phải nhắc nhở. Tuy nhiên những người có thái độ làm việc tốt cũng cần phải có kiến thức năng lực chuyên môn tốt. Người chủ động hoàn toàn khác với những người làm việc mù quáng, bất chấp, thiếu hiểu biết. Người có tinh thần chủ động cần phải kết hợp với những quyết định sáng suốt, và phải có được hàm lượng kiến thức đầy đủ.
Có thái độ hợp tác khi làm việc
Người có thái độ làm việc tốt sẽ biết cách lắng nghe người khác, hạ cái tôi của mình xuống và đề cao cái chung. Người này sẽ biết cách làm việc nhóm tốt, rất ít khi xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và xung đột với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần biết cách phân biệt giữa xung đột và thể hiện ý kiến cá nhân. Những người có tư tưởng cá nhân, có cái tôi quá lớn sẽ không thể hợp tác tốt với những người khác.
Những người trầm tính, ít nói khi làm việc cũng bắt buộc phải chia sẻ thông tin, hợp tác với các đồng nghiệp khác. Những kẻ có thái độ chống đối, bài xích người khác sẽ hoàn toàn khác với những người sống nội tâm, trầm tính.
Có khả năng học hỏi những kiến thức mới
Những người có thái độ tốt không chỉ cần biết nghe theo hoàn toàn sự sắp đặt của cấp trên mà còn phải là người có tinh thần không ngừng học hỏi. Những người lười biếng, trì trệ, không chịu học hỏi những điều mới thì sẽ không thể tốt lên, đồng thời cũng sẽ không thể đủ năng lực hoàn thành được nhiệm vụ công việc mới. Chính vì thế, trong một loạt các yếu tố đánh giá thái độ làm việc, thì tinh thần nỗ lực không ngừng học hỏi, và tự học, bổ sung thêm kiến thức mới được đánh giá rất cao.
Có tinh thần trung thực trong quá trình làm việc
Một trong yếu tố quan trọng cấu thành nên một thái độ làm việc tốt đó là tính cách trung thực, thật thà. Sự trung thực cũng cần phải đi kèm với trách nhiệm trong việc, và dám nhận trách nhiệm về mình. Người trung thực sẽ cần phải biết khi nào nên chia sẻ những thông tin gì, việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Đức tính trung thực trong công việc là làm mọi việc một cách minh bạch, rõ ràng, không lừa dối cấp trên, khách hàng và đồng nghiệp.
Có năng lượng làm việc dồi dào
Thái độ làm việc tốt sẽ không thể thiếu đi năng lượng tích cực, hay còn gọi là động lực làm việc. Bạn khó có thể hoàn thành được tốt nhiệm vụ được giao với một tinh thần mệt mỏi, uể oải. Năng lượng, tinh thần nhiệt huyết sự năng động, sẵn sàng chấp nhận những thử thách, khó khăn sẽ là yếu cốt lõi, tạo nên một cá nhân thành công.
Mỗi người sẽ có riêng cho mình một động lực khác nhau để làm việc. Đó có thể là tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, được tiếp xúc với những người mà họ ngưỡng mộ yêu quý. Nhưng tựu chung lại họ đều tìm thấy sự đam mê ở trong công việc của mình.
Có thái độ tôn trọng trong công việc
Người sở hữu thái độ làm việc tốt sẽ là người luôn tôn tôn trọng tuyệt đối kết quả chung của cả tập thể. Họ luôn biết làm thế nào để lắng nghe và tôn trọng những ý kiến được đưa ra bởi đồng nghiệp, cấp dưới, ý kiến của cấp trên… Tôn trọng không có nghĩa là là luôn luôn tin theo và chấp hành mà cần có sự phản biện đúng lúc, đúng chỗ. Những người nhân viên tôn trọng theo kiểu luôn gật đầu đồng ý, không đưa ra ý kiến cá nhân sẽ là kẻ ù lì chậm tiến bộ, và họ sẽ không thể được coi là một người có thái độ làm việc tốt được.
Những cách giúp nhân viên thể hiện thái độ tích cực ở trong công việc
Nếu bạn cần biết làm thế nào để thể hiện thái độ tích cực trong công việc thì hãy học hỏi kinh nghiệm sau:
Sử dụng những ngôn ngữ tích cực trong công việc
Ngôn ngữ, hành động và sự biểu cảm sẽ yếu tố giúp thể hiện đầy đủ thái độ, cảm xúc trong công việc một cách rõ ràng. Ở môi trường công sở, bạn nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tích cực, và tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Trong lúc vui vẻ, nói chuyện đùa giỡn cùng đồng nghiệp bạn có thể vô ý bật ra một số ngôn từ quá giới hạn. Tuy nhiên, không nên để điều này xảy ra thường xuyên. Bạn nên biết rằng môi trường công sở là vô cùng chuyên nghiệp, lịch sử vì thế nếu sử dụng ngôn từ thiếu lành mạnh, không tích cực có thể khiến đồng nghiệp có ấn tượng xấu về bạn.
Tránh thật xa những cuộc đàm tiếu
Bạn không nên để mình bị cuốn vào những cuộc trò chuyện vô bổ “trà dư tửu hậu”, nói xấu người khác nơi văn phòng công sở. Nếu không may không thể tránh được những cuộc hội thoại này thì cũng chỉ nên đóng vai người nghe, không nên tham gia vào bình phẩm, hùa theo, hoặc kể lại tuyên truyền ở nơi khác. Bên cạnh đó, cũng không nên vì một vào tin đồn không xác thực mà làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đồng nghiệp. Hãy hợp tác với đồng nghiệp bất kể cuộc sống riêng tư của họ ra sao.
Không nên chỉ trích bất cứ ai
Việc nhận xét, phản hồi hoặc phê bình, góp ý mang tính chất xây dựng thường xuyên xảy ra trong môi trường công sở
Việc nhận xét, phản hồi rồi phê bình mang tính chất xây dựng thường xuyên xảy ra trong môi trường công sở. Tuy nhiên, bạn cần làm việc này 1 cách nhẹ nhàng vui vẻ, bằng những lời khen ngợi, nói về những nét tính cách tốt đẹp rồi từ đó gợi ý những điều cần cải thiện. Như vậy, người được phản hồi sẽ thực sự tôn trọng ý kiến của bạn hơn là khi bạn chỉ chăm chăm chỉ trích những khuyết điểm, sai sót của họ.
Đặt tinh thần đồng đội lên lên trên hết
Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng chốn công sở, công việc mà bạn đang làm cũng có thể là 1 phần trong tiến trình hướng đến mục tiêu, kết quả công việc chung của cả tập thể. Vì thế, nếu thành viên trong nhóm gặp vấn đề khó khăn, rắc rối, những sự trở ngại hãy hỗ trợ họ tìm ra giải pháp xử lý tốt nhất, nhằm đưa công việc về đích đúng deadline. Nếu đồng nghiệp của bạn làm tốt hãy dành cho họ những lời ngợi khen, cổ vũ. Không nên vì cái tôi cá nhân mà từ chối hợp tác cùng đồng nghiệp.
Không nên phàn nàn quá nhiều
Không phải ngày làm việc nào cũng sẽ hoàn toàn tốt đẹp, có những lúc máy in, điều hòa bị hỏng, đối tác chậm giao hợp đồng, vật tư hàng hóa. Tuy nhiên bạn không nên phàn nàn quá nhiều về những điều này. Thay vào đó hãy tìm cách khắc phục và hoàn thiện tốt công việc của mình, đừng trút những điều bực bội lên đồng nghiệp.
Những cách thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên
Bên cạnh sự nỗ lực, cầu tiến của từng cá nhân người lao động, thì các đoàn thể, doanh nghiệp cũng cần tìm ra những phương án giúp thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên như:
- Công nhận và khen thưởng cho thành tích của nhân viên: Khen thưởng cho những nỗ lực, sự cố gắng của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy được trân trọng, giá trị bản thân được nâng cao, từ đó nỗ lực hơn trong công việc.
- Lãnh đạo nên lắng nghe những sự phản hồi của nhân viên: Các nhà quản lý nên tích cực lắng nghe, thấu hiểu những đề đạt, phản hồi của các nhân viên cấp dưới. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và sẽ gắn bó với công ty hơn.
- Xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh: Môi trường làm việc sáng tạo, lành mạnh sẽ giúp cho nhân viên không cảm thấy khó chịu, thiếu thoải mái hơn trong quá trình làm việc, hạn chế tối đa những xích mích, đấu đá gây mất đoàn kết nội bộ.
- Loại bỏ sự thiên vị và bắt nạt nơi công sở: Bắt nạt, thiên vị và cô lập trong môi trường công sở không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe, tâm lý, sự tự tin của một cá nhân người lao động mà còn khiến họ không muốn làm việc. Các doanh nghiệp cần có chính sách không khoan nhượng với việc thiên vị, bắt nạt trong môi trường làm việc.
Tinh thần làm việc tốt sẽ là điều giúp bạn đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. Chính vì thế việc luôn cố gắng nỗ lực là điều bất cứ nhân viên nào cũng cần có.