So với nhiều quốc gia khác, Việt Nam có tỉ lệ lạm phát khá thấp
BÀI LIÊN QUAN
Lạm phát, tỷ giá cùng gây sức ép lên ngành xuất khẩuÁp lực từ lạm phát, nhiều công ty tìm cách bù đắp cho nhân viênĐầu tư vàng có phải lựa chọn tốt trong bối cảnh lạm phát leo thang?Thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức tương đối thấp khi so sánh với Trung Quốc và một số nước khác ở cùng khu vực Đông Nam Á…
Lạm phát đã và đang tiếp tục tăng trên toàn cầu vì tác động từ xung đột Nga - Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng. Việc giá cả không ngừng leo thang khiến đa số các nền kinh tế lớn phải tăng lãi suất, khiến kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái.
Lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt cùng hệ lụy với tăng trưởng đang là những vấn đề nóng của những nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi, đang phát triển. Financial Times đã đưa ra hàng loạt biểu đồ cho thấy mối tương quan về giá cả giữa các nền kinh tế trên toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mại
Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt. Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD.Lạm phát khiến lợi nhuận của Unilever ngày càng chạy thụt lùi
Chi phí nguyên vật liệu tăng cao khiến Unilever buộc phải tăng mạnh giá bán các sản phẩm của họ. Điều này đã đè lên khối lượng hàng bán cùng lợi nhuận của doanh nghiệp.Khó kiểm soát lạm phát nếu tăng lương từ 1/1/2023
Trước đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, Bộ Tài chính cho biết việc này gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.Trong đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam so với Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khá thấp. Theo dữ liệu thu thập từ các nguồn thống kê chính thức và từ Refinitiv của Financial Times, lạm phát tại Việt Nam trong 9 tháng vừa qua là 4%, so với Trung Quốc 2,8%, Thái Lan 6,4%, Indonesia 6% và Singapore 7,5%.
Việt Nam thuộc nhóm những nền kinh tế có mức lạm phát ở mức trung bình 4-6%. Mặt khác nhiều quốc gia lớn lại đang ghi nhận lạm phát ở mức 2 con số, tập trung tại châu Phi, châu u, Nam Mỹ như Venezuela (hơn 114%), Argentina (83%), Đức và Anh (đều hơn 10%), Nga (14,2%); Ukraine (gần 25%), Pakistan (hơn 23%); Ethiopia (gần 31%).
Đối với dự báo tỷ lệ lạm phát năm sau đưa ra ở thời điểm tháng 10 năm nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm của Việt Nam được nhận định là dưới mức 4%. So với mức dự báo dành cho Trung Quốc và Thái Lan (đều dưới 3%) thì con số này của Việt Nam cao hơn, tuy nhiên lại thấp hơn khi so sánh với những dự báo về chỉ số CPI dành cho Indonesia và Singapore.
Trong các biểu đồ của Financial Times, cũng có biểu đồ cho thấy rủi ro liên quan đến tình trạng tăng trưởng kinh tế trì trệ cùng với lạm phát cao. Đó là hiện tượng stagflation đã xảy đến với thế giới hồi thập niên 1970.
Nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ lạm phát cao hơn. Thế nhưng, theo dự báo đưa ra ở thời điểm tháng 10 năm nay, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP cả năm sau sẽ đạt mức trên 7%, cao hơn nhiều so với 4% của mức dự báo lạm phát.
Biểu đồ cho thấy dự báo về lạm phát (đường màu hồng) và tăng trưởng GDP (đường màu xanh) cả năm 2023 của một số nền kinh tế trên toàn cầu trong tương quan khi so với với thế giới (các đường đứt nét) ở từng thời điểm đưa ra dự báo.