Lạm phát khiến lợi nhuận của Unilever ngày càng chạy thụt lùi
Theo Zingnews, CNBC đưa tin, tập đoàn đa quốc gia Unilever đã có một tuyên bố không mấy lạc quan vào ngày 27/10 về tâm lý người tiêu dùng tại châu Âu và Trung Quốc, đây là 2 thị trường rất quan trọng của họ. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm đang tăng cao để có thể thúc đẩy doanh số của Unilever trong cả năm.
Cũng như những công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng khác, lợi nhuận của Unilever nhanh chóng bị bào mòn kể từ khi Nga tham chiến tại Ukraine. Những ảnh hưởng từ cuộc chiến này đã đẩy chi phí năng lượng và nguyên vật liệu tăng cao. Unilever buộc phải tăng giá bán để bù vào chi phí tăng vọt.
Trả lời CNBC, Giám đốc điều hành Alan Jope khá ngạc nhiên về doanh số bán hàng dù tập đoàn này phải tăng giá bán khá mạnh. “Đó là minh chứng rõ nhất cho sức mạnh thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động của chúng tôi” - Ông Jope chia sẻ. .
Vào quý III, người tiêu dùng toàn cầu đang phải trả thêm 12,5% cho những sản phẩm của Unilever. Đây là mức tăng giá bán kỷ lục của họ. Ở giai đoạn này, khối lượng hàng hóa đã giảm 1,6%, nhưng doanh số vẫn tăng so với dự kiến.
Chuyên gia quốc tế "giải ngố" về kênh vàng: Vàng là một kênh "trú ẩn" an toàn cho nhà đầu tư bất chấp chiến tranh và lạm phát
Vàng mang lại sự đa dạng cho danh mục đầu tư trong giai đoạn thị trường tài chính và tiền tệ bất ổn, đồng thời giá trị của kim loại quý cũng được hưởng lợi từ sự phát triển của ngành trang sức cùng sự gia tăng nhu cầu về công nghệ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế.Khó kiểm soát lạm phát nếu tăng lương từ 1/1/2023
Trước đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, Bộ Tài chính cho biết việc này gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.“Niềm tiên của khách hàng tại châu Âu đang ở mức rất thấp” - Giám đốc Tài chính của Unilever - Ông Graeme Pitkethly nhận định. Đồng thời cảnh báo về các lo ngại đối với giá năng lượng và lạm phát tại châu Âu tăng cao, còn tiết kiệm của người tiêu dùng thì yếu đi.
Theo Graeme Pitkethly, lạm phát đã đẩy nhiều quốc gia vào khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm thay thế giá mềm hơn.
“Người tiêu dùng ngày càng chi nhiều tiền hơn cho các nhu cầu cơ bản, ví dụ như tiền điện, chi phí xăng xe, đồ ăn. Xu hướng cắt giảm chi tiêu rõ ràng hơn với những mặt hàng không thiết yếu” - Ông nói.
Unilever là tập đoàn đa quốc gia chuyên về sản xuất những loại mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, kem đánh răng, hóa chất giặt tẩy, dầu gội… Tập đoàn này đang sở hữu hơn 400 nhãn hàng nổi tiếng và rất phổ biến với người tiêu dùng toàn cầu.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 của Unilever, doanh số bán hàng tại đây đã tăng 1%. Tuy nhiên, theo ông Pitkethly, con số này vẫn có thể tăng lên, vì nhu cầu của quốc gia 1,4 tỷ đô hiện vẫn đang bị kìm hãm bởi những đợt phong tỏa nhằm chống dịch.
Theo dự báo tăng trưởng doanh số của Unilever trong cả năm 2022 sẽ vượt ngưỡng 8%. Vào tháng 7, tập đoàn này nâng mức tăng trưởng từ 4,5% trước đó lên 6,5%.
“Những gì chúng ta chứng kiến với những doanh nghiệp khác trong ngành, việc tăng giá và giữ khối lượng hàng bán ở mức cao dần trở thành thách thức không nhỏ” - Chuyên gia phân tích Matt Britzman tại Hargreaves Lansdown cho hay.
“Mức giảm 1,6% trong khối lượng bán hàng của Unilever chưa thể hiện tất cả. Thực tế còn có thể tồi tệ hơn nữa” - Vị chuyên gia này cảnh báo.