meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khó kiểm soát lạm phát nếu tăng lương từ 1/1/2023

Thứ sáu, 28/10/2022-11:10
Trước đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, Bộ Tài chính cho biết việc này gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. 

Theo vietnamnet.vn, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, áp dụng từ 1/7/2023. 

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 thay vì bắt đầu tăng lương từ 1/7/2023. Giải trình về vấn đề tăng lương, Bộ Tài chính khẳng định cải cách tiền lương là cấp thiết, trong bối cảnh dịch Covid-19 và giá cả xăng dầu, hàng hóa cơ bản tăng… tác động tới nhân dân cả nước. 

Trong thời gian sắp tới gần với Tết dương lịch và  m lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng lương vào thời điểm đầu năm 2023 sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. 

“Song trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện một cách thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế - xã hội nói chung”, theo Bộ Tài chính.

Vì vậy, Chính phủ tham mưu chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023 mà đề xuất thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1,48 triệu đồng/ tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Theo Bộ Tài chính, mức tăng nói trên "cơ bản bù đắp mức độ trượt giá thời gian qua".


Nhiều đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 thay vì bắt đầu tăng lương từ 1/7/2023.
Nhiều đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 thay vì bắt đầu tăng lương từ 1/7/2023.

Giải trình trước Quốc hội vào chiều ngày 27/10, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng khó tăng lương từ 1/1/2023 và mốc 1/7 là hợp lý trong điều kiện phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh như lạm phát, và các yếu tố khách quan khác.

Bên cạnh vấn đề tăng lương, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong Nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo cài. Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu và nguồn tích luỹ để cải cách tiền lương theo quy định. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới và trong nước đang chịu nhiều áp lực lạm phát nên Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương sau năm 2023. Trường hợp các áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ khẩn trương trình các cấp thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.

Tại nghị trường, các ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị, trả lời các ý kiến này, Bộ Tài chính cho rằng trong giai đoạn 2021 - 2025 chuẩn nghèo đã có mức tăng đáng kể so với giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, chuẩn nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.500.000 đồng/tháng, mức cũ là dưới 700.000 đồng/tháng; tăng 2,15 lần.

Đây chỉ là tiêu chí, điều kiện để được hưởng các chính sách hiện hành hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chứ không phải là mức thực được hưởng. Vì vậy, so sánh chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023 với chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 là chưa đồng nhất và cần được xem xét kỹ. 

Theo quy định, chuẩn nghèo là tiêu chí được áp dụng cho giai đoạn dài, đến hết năm 2025, còn trợ cấp người có công được điều chỉnh từng năm, căn cứ vào khả năng của Ngân sách Nhà nước và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ xã hội. 

Bộ Tài chính cho tăng, dự kiến điều chỉnh tăng 20,8% mức trợ cấp người có công từ ngày 1/7/2023 là mức tăng khá. Trước đó, chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội mới điều chỉnh vào năm 2021 theo Nghị định số 20/2021 có hiệu lực từ 1/7/2021 cũng đã tăng 33,3% từ mức 270.000 đồng/tháng lên mức 360.000/tháng. 

Từ tháng 7/2019 đến nay, lương cơ bản giữ nguyên nhưng giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm liên tục biến động theo xu hướng tăng, khiến đời sống của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước