meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp có bị coi là trái luật nếu đóng BHXH thấp hơn lương thực tế của nhân viên?

Thứ hai, 24/10/2022-16:10
Theo như Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cùng với người lao động hàng tháng đều sẽ trích một phần trong quỹ lương của mình để đóng góp cho BHXH, BHYT cùng với bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp đóng tổng cộng 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động.

Điều đáng nói, tiền đóng BHXH cho nhân viên được coi là một trong những khoản chi lớn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp để giảm bớt chi phí đã thực hiện đóng BHXH thấp hơn so với lương thực tế chi trả cho các nhân viên. Thế nhưng, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo đóng BHXH đúng theo quy định. 

Mức lương đóng BHXH được xác định ra sao?

Theo như Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cùng với người lao động hàng tháng đều sẽ trích một phần trong quỹ lương của mình để đóng góp cho BHXH, BHYT cùng với bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp đóng tổng cộng 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động. Bên cạnh đó, người lao động sẽ đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH. 


Theo như Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cùng với người lao động hàng tháng đều sẽ trích một phần trong quỹ lương của mình để đóng góp cho BHXH, BHYT cùng với bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa
Theo như Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cùng với người lao động hàng tháng đều sẽ trích một phần trong quỹ lương của mình để đóng góp cho BHXH, BHYT cùng với bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa

Theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được hướng dẫn cụ thể như sau: Từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2020, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo như quy định tại khoản 1 của Điều này cùng với các khoản bổ sung khác theo như quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. Trong khi đó, từ ngày 1/1/2021 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH chính là mức lương, phụ cấp lương cùng với các khoản bổ sung khác đã được quy định tại điểm a, tiết b 1, điểm b và tiết c1, điểm c, khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về nội dung trong hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

Cũng theo quy định này, tiền lương đóng BHXH của người lao đồng sẽ gồm có các khoản như sau: Mức lương và Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác đã xác định được số tiền cụ thể và mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và chi trả thường xuyên đối với mỗi kỳ trả lương. Điều đáng nói, những khoản tiền này phải được thỏa thuận rõ và ghi nhận rõ ràng ở trong hợp đồng lao động để làm căn cứ cho việc trả lương và đóng BHXH cho người lao động.

Có một số khoản không bị tính đóng BHXH, gồm có: Thưởng căn cứ kết quả kinh doanh cùng với mức độ hoàn thành công việc, tiền ăn, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền điện thoại, tiền thưởng đáng kể, tiền nhà ở và tiền giữ trẻ, tiền nuôi con nhỏ; những khoản hỗ trợ có thân nhân qua đời hoặc kết hôn, sinh nhật và trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn.  

Doanh nghiệp có bị coi là trái luật nếu đóng BHXH thấp hơn lương thực tế của nhân viên?

Cụ thể, khoản tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động được xác định dựa trên những khoản tiền mang tính chất cố định và được ghi nhận trực tiếp ở trong hợp đồng lao động. Thế nhưng, khoản 3 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định, nếu tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn 20 lần so với mức lương cơ sở, doanh nghiệp cùng với người lao động, doanh nghiệp chỉ đóng BHXH với mức tối đa tương đương 20 lần mức lương cơ sở, tương đương với mức 28,9 triệu đồng/tháng.


Khoản tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động được xác định dựa trên những khoản tiền mang tính chất cố định và được ghi nhận trực tiếp ở trong hợp đồng lao động. Ảnh minh họa
Khoản tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động được xác định dựa trên những khoản tiền mang tính chất cố định và được ghi nhận trực tiếp ở trong hợp đồng lao động. Ảnh minh họa

Khi chi trả lương cho người lao động, bên cạnh khoản tiền lương cố định, doanh nghiệp còn phát sinh thêm một số khoản khác và đây là những khoản tiền không cố định, không bị tính đóng BHXH. Có thể nói, việc đóng BHXH thấp hơn so với lương thực tế cho nhân viên sẽ không bị coi là trái pháp luật. Thế nhưng, doanh nghiệp phải đảm bảo đóng BHXH cho nhân viên sao cho đúng như quy định đã được nêu ở mục 1.

Để giảm chi phí đóng BHXH, các doanh nghiệp dù có thỏa thuận lương cao nhưng lại chỉ ghi nhận mức lương theo công việc hoặc chức danh ở mức thấp ở trong HĐLĐ, số tiền còn lại đều được quy vào khoản phụ cấp và trợ cấp không tính đóng BHXH. Điều này không sai quy định bởi người lao động vẫn được nhận đủ lương. Tuy nhiên, người lao động sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, bởi khi khi thanh toán tiền chế độ thì cơ quan BHXH chỉ tính dựa trên mức lương đóng BHXH mà thôi. 

Điều đáng nói, doanh nghiệp dù có thể đóng BHXH thấp hơn lương thực tế chi trả cho người lao động nhưng phải đảm bảo đóng đủ theo những khoản quy định. Thế nhưng nếu đã thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp vẫn cố tình khai thông tin sai quy định, đóng BHXH với mức thấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Theo như quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ở thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, tuy nhiên mức phạt tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng. Mức phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm không đúng quy định sẽ được tính theo tỉ lệ % tương ứng với tổng số tiền đóng tại thời điểm người sử dụng bị lập biên bản.


Doanh nghiệp dù có thể đóng BHXH thấp hơn lương thực tế chi trả cho người lao động nhưng phải đảm bảo đóng đủ theo những khoản quy định. Ảnh minh họa
Doanh nghiệp dù có thể đóng BHXH thấp hơn lương thực tế chi trả cho người lao động nhưng phải đảm bảo đóng đủ theo những khoản quy định. Ảnh minh họa

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022 quy định, người sử dụng lao động chính là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng; trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 24% đến 30% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng. Chính vì thế, doanh nghiệp buộc phải truy nộp số tiền BHXH phải đóng theo đúng như quy định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước