Không lấy sổ BHXH khi nghỉ việc, người lao động sẽ bị mất những quyền lợi gì?
BÀI LIÊN QUAN
Nếu muốn nhận lương hưu cao hơn, công dân có thể xin đóng thêm tiền BHXH hay không?Mới đóng BHXH được 12 năm đã đến tuổi nghỉ hưu, làm thế nào để được nhận lương hưu?Những trường hợp nào không được rút BHXH 1 lần?Chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc rằng, nếu như không lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc, người lao động sẽ bị mất những quyền lợi gì?
Không được giải quyết việc hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc, người lao động phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện được quy định ở trong Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Những điều kiện này bao gồm:
Chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc. Trừ trường hợp người lao động đơn phương tiến hành chấm dứt hợp đồng trái luật, người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Đã nộp hồ sơ ở trung tâm dịch vụ việc làm trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo như Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc của người lao động sẽ bao gồm: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (làm theo mẫu); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc là bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ để có thể xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc; Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp, trong đó trừ các trường hợp như: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ công an, bị tạm giam hoặc qua đời.
Như vậy, dễ dàng thấy được rằng, sổ hiểm xã hội chính là một trong số những giấy tờ bắt buộc phải có ở trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Nếu như không có sổ bảo hiểm xã hội, người lao động dù có đủ các điều kiện khác cũng không được nhận trợ cấp thất nghiệp bởi hồ sơ của họ không hợp lệ.
Tuy nhiên, nếu chưa thể hưởng được ngay khoản trên, số tiền trợ cấp thất nghiệp này sẽ không mất đi, theo đó thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và tiếp tục cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đã đủ điều kiện.
Không được hỗ trợ học nghề
Hỗ trợ học nghề chính là một trong số những quyền lợi dành cho người lao động, những người tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp sau khi đã nghỉ việc. Những người lao động muốn hưởng hỗ trợ học nghề, họ phải làm hồ sơ để nộp lên.
Theo đó, hồ sơ mà người lao động nộp sẽ phải có sổ bảo hiểm xã hội hoặc không thì người lao động sẽ phải thuộc trường hợp đang chờ giải quyết hoặc đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong khi đó, nếu như người lao động đang chờ giải quyết hoặc là đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trước đó người lao động đã phải tiến hành nộp sổ bảo hiểm xã hội cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Do đó, nếu như người lao động nghỉ việc nhưng không lấy việc hiểm xã hội, người lao động cũng sẽ không được nhận về hỗ trợ học nghề. Bên cạnh đó, nếu như người lao động không làm thủ tục để hưởng hỗ trợ học nghề, người lao động tự nhiên sẽ mất đi quyền lợi này mà không được cộng dồn cho những lần hưởng sau.
Không thể làm thủ tục để hưởng hiểm xã hội 1 lần
Theo như quy định được nêu rõ ràng tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 cùng với khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, nếu như người lao động không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt, sau một năm kể từ khi nghỉ việc, họ sẽ có thể lấy được bảo hiểm xã hội một lần.
Đáng chú ý, hồ sơ đề nghị bảo nhận bảo hiểm xã hội 01 lần trong trường hợp trên cũng đã được hướng dẫn vô cùng cụ thể trong quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021. Theo đó, hồ sơ của người lao động sẽ gồm có:
1 - Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
2 - Bản chính Đơn đề nghị ( theo Mẫu số 14-HSB).
Từ những điều này có thể dễ dàng nhận ra rằng, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cũng buộc phải có sổ hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động không có sổ BHXH, hồ sơ của họ sẽ bị thông báo là không hợp lệ. Chính vì vậy, nếu muốn nhận số tiền này thì người lao động bắt buộc phải trở lại công ty cũ để có thể lấy sổ hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nếu như người lao động chưa rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc, người lao động cũng sẽ không bị mất đi quyền lợi này. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục được bảo lưu đến khi có đủ hồ sơ để thực hiện rút một lần.
Đáng chú ý, mới đây nhất trong một hội nghị tiếp xúc cử tri được diễn ra vào sáng ngày 13/10/2022, Thủ tướng cũng đã trả lời các cử tri về việc triển khai cải cách tiền lương. Các cơ quan đang đề xuất phương án về việc nâng mức lương cơ sở 2023 của cán bộ, công chức và viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng. Thời gian dự kiến thực hiện tăng lương cơ sở 2023 của công chức và viên chức là từ ngày 1/7/2023. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội về việc nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp