"Siêu đại gia" đất Nam Kỳ: Đúng chuẩn "Công tử Bạc Liêu" đốt tiền nấu chè, tự mình lái máy bay, đi xe Huê Kỳ, cano
BÀI LIÊN QUAN
2 đại gia ngành bán lẻ Việt Nam WinMart/WinMart+ vs Bách Hóa Xanh: Người ham M&A, kẻ ưa tự làmĐại gia Nguyễn Anh Tuấn: Vị Chủ tịch kín tiếng của Tập đoàn Thành Công cùng tham vọng “kiềng ba chân” trên thị trường ViệtVợ chồng ông chủ tiệm vàng khét tiếng Hà Nội một thời: Từ 3 lạng vàng đi vay đến biệt thự rộng nhất phố cổ, tậu liền lúc 6 căn nhà“Công tử Bạc Liêu” nức tiếng một thời
“Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy sinh năm 1900, còn được nhiều người biết đến với tên gọi “cậu Ba Huy”. Ông Trần Trinh Huy là con thứ ba của ông hội đồng Trần Trinh Trạch - ông vua lúa gạo Nam Kỳ. Trong số 3 người con trai của ông Trạch, Ba Huy là người có học và có bản lĩnh hơn cả. Đây chính là lý do mà Ba Huy được cha mình tin tưởng, chọn làm người kế nghiệp.
Mỗi lần nhắc đến vị đại gia nức tiếng một thời này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ông được người cha giàu có của mình sắm cho chiếc máy bay đi thăm ruộng, sau đó bay tận sang Thái Lan, mua xe Huê Kỳ cùng đời với vua Bảo Đại; tổ chức cuộc thi sắc đẹp. Đặc biệt, chắc chắn không thể bỏ qua giai thoại đốt tiền nấu chè đúng chất “công tử Bạc Liêu” để chinh phục người đẹp của ông Trần Trinh Huy.
Đêm nào cũng thế, cậu Ba Huy tổ chức hội chợ cho những người chuyên bán các mặt hàng xa xỉ. Thậm chí, hội chợ này còn thu hút những tá điền quanh năm chỉ gắn bó với ruộng đồng, nay thấy có chỗ vui chơi thú vị nên đã tìm đến xem. Để có tiền mua sắm, những người này vay tiền cậu Ba Huy, đến cuối năm thì đong lúa trừ nợ. Nhờ áp dụng cách này, hầu như tá điền nào cũng nợ tiền Ba Huy. Họ cũng không bao giờ xé giấy nợ để bỏ điền đi tìm nơi khác. Có thể nói, đây là cách kinh doanh vô cùng hiệu quả, đúng kiểu nhất cử lưỡng tiện.
Dù giàu nứt đố đổ vách nhưng cậu Ba Huy lại không hề hách dịch. Những năm lúa gạo đạt năng suất thấp, ông cũng không hề bóc lột tá điền để làm giàu cho mình. Chính vì thế, người dân không ghét cậu Ba Huy mà còn rất tôn trọng ông. Ông cũng không ít lần hào phóng xé giấy nợ cho nhiều tá điền, từng rút tiền “bao” một cậu bé ở ven đường đủ có thể ăn học từ nhỏ cho tới lớn.
Cũng nhờ có vị “Công tử Bạc Liêu” này, dân chúng ở vùng nông thôn mới có cơ hội nhìn thấy những chiếc xe mu rùa, máy bay trực thăng, ca nô, xáng cạp thuỷ lợi; họ mới có cơ hội được xem nhảy đầm, xem các hội thi sắc đẹp, tham gia “giật vàng” khi cậu Ba Huy mang cả 1 thúng tiền xu vãi xuống sân.
Nhắc đến “Công tử Bạc Liêu” Ba Huy, người ta sẽ chỉ nhớ tới những giai thoại vui chơi, khẳng khái và tình cảm chứ chưa từng nghe nói có giai thoại nào liên quan đến việc ông ép tá điền hay đánh đập, bóc lột người dân.
Người Việt đầu tiên sở hữu ô tô và máy bay riêng
Trong số 7 người con của mình (trong số đó có 3 con trai), cậu Ba Huy được cha mình là ông Trạch đặt niềm tin nhiều nhất. Vì thế, cậu Ba Huy trở thành người thay cha nắm giữ cơ nghiệp và quản lý điền thổ.
Khi lớn lên, cậu Ba Huy được cha mình cho đi du học ở Pháp. Ngày cậu Ba Huy học thành tài về nước, ông Hội đồng Trạch thậm chí còn lên tận Sài Gòn để đón con trai. Thay cho chiếc Ford đang sử dụng, ông Trạch còn quyết định mua thêm một chiếc xe hơi mới thật hoành tráng để con trai có thể “áo gấm về làng”.
Chưa dừng lại ở đó, Hội đồng Trạch còn thuê khách sạn lớn ở trước chợ Bến Thành, đoạn đi ra khu vực ngã tư Charner - Bonard (giờ là ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi) có một hãng bán xe hơi danh tiếng để tự mình xem xe. Khi ngắm nghía chiếc Chevrolet đắt đỏ nhất, ông ngay lập tức kêu tài xế kiểm tra kỹ càng, sau đó ông ngồi thử xem có vừa ý hay không. Khi cảm thấy vừa ý rồi, ông liền trả tiền và mua luôn.
Cậu Ba Huy khoe học ở Pháp và đã có cả bằng lái máy bay, sau đó thuyết phục ông Trạch nên mua máy bay với lý do máy bay sẽ giúp quá trình thăm lúa diễn ra rất nhanh. Đồng thời, nếu có dịch sâu rầy, cào cào, châu chấu thì có thể dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Nghe con trai nói có lý, ông Trạch duyệt luôn cho cậu Ba Huy đặt mua một chiếc.
Ngày 24/6/1932, trên tờ báo La Courrier Saigonnais đã loan một thông tin vô cùng giật gân, ngay tại trang nhất có dòng tít tạm dịch là: “Ông điền chủ Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu sắm một chiếc máy bay và làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau”.
Giai thoại vị công tử ăn chơi khét tiếng
Cậu Ba Huy vốn là người thức thời. Như đã nói ở trên, cậu được cha mình cho đi du học ở Pháp, được tiếp cận nhanh với thị trường, thương mại và dịch vụ. Được cha tin tưởng giao cho cả cơ nghiệp thế nhưng “công tử Bạc Liêu” lại từng bước khiến sản nghiệp ông Trạch vất vả gây dựng đổ bể.
Được biết, chiếc máy bay mà cậu Ba Huy từng thuyết phục cha mua cho từng hết xăng đáp xuống tận Thái Lan, sau đó phải chuộc lại bằng 200 ngàn giạ lúa. Cũng chính chiếc máy bay này từng mấy lần đâm xuống ruộng ở Bạc Liêu, đến lần cuối thì bỏ luôn. Chính cậu Ba Huy còn thuê người Pháp làm công cho gia đình mình.
Khi ông Hội đồng Trạch giao cho Ba Huy trông coi việc điền sản, người đàn ông này đã nhanh chóng thuê một người Pháp giỏi quản lý tên Henry về tận Bạc Liêu để cai quản việc làm ăn của gia đình, để bản thân có thể thảnh thơi và tập trung vào các thú vui chơi khác.
Cậu Ba Huy còn ngông đến nỗi, sẵn sàng để người quản lý hưởng tới 10% tổng số lợi thu được hàng năm. Số tiền này so với việc làm thuê cho người khác rất hậu hĩnh, chính vì thế Henry đã làm mướn cho Ba Huy suốt mấy chục năm, mãi đến tháng 4/1975 người đàn ông ngoại quốc này mới về nước.
Thi thoảng, cậu Ba Huy cũng “đổi gió” xuống thăm sở điền, xem xét tình hình làm ăn của gia đình mình. Tuy nhiên khác với mọi người, vị công tử này lại diện vest đi xe hơi, tiêu điểm chính là chiếc Ford Vedette. Những lúc đi chơi, cậu Ba Huy nghênh ngang lái chiếc Peugeot thể thao. Lúc đó, loại xe này cả miền Nam chỉ có hai chiếc (chiếc còn lại là của Vua Bảo Đại).
Nhắc đến cậu Ba Huy chắc chắn không thể bỏ qua giai thoại đốt tiền đúng chất “công tử Bạc Liêu” đã được chính cháu của ông là ông Phan Văn Khánh xác nhận. Sự việc đốt tiền để nấu chè đã gắn liền với cái tên Trần Trinh Huy trong suốt hơn 100 năm qua.
Cụ thể, trong một lần thể hiện bản lĩnh trước một dân chơi khác là Bạch công tử, “Công tử Bạc Liêu” đã châm lửa đốt tờ 100 đồng làm đuốc soi sáng cho Bạch công tử có thể tìm tờ tiền 5 đồng trong rạp phim tối. Bên cạnh đó, tương tuyền tại điền Bàu Xàng, chính cậu Ba Huy đã tổ chức cuộc thi “Đấu xảo sắc đẹp”, vừa huy động người đẹp tham gia lại vừa mời các công tử nhà giàu, người Sài Gòn đến tham dự và làm giám khảo.
Bởi lối sống quá ăn chơi phóng túng, sau khi hoang phí hầu hết tài sản gia đình thì cậu Ba Huy qua đời. Người đàn ông này chỉ để lại được cho các con vài căn phố lầu.