meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Lê Văn Quang: Hành trình từ đại gia miền Tây thành ông chủ Thủy sản Minh Phú

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Có thể khẳng định rằng, câu tục ngữ “tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” khá chính xác đối với con đường sự nghiệp của tỷ phú Lê Văn Quang - “ông chủ” của Công ty Cổ phần tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã CK: MPC). Được biết, cái tên tập đoàn xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất Việt Nam cũng được đặt theo tên của 2 ái nữ của nhà ông.

Những điều ít người biết về CEO Lê Văn Quang  

Ông Lê Văn Quang sinh ngày 28/10/1958 tại Quảng Ninh, tuy nhiên nguyên quán của ông lại là Hải Phòng. Thời điểm hiện tại, ông Lê Văn Quang đang sinh sống tại Quận 7, TP.HCM. 

Được biết, ông Quang có trình độ chuyên môn là Kỹ sư Công nghiệp chế biến thủy sản. Thời điểm hiện tại, vị doanh nhân này đang đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC); Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Minh Phú và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang.


Dù là doanh nhân thành đạt nhưng đại gia này lại khá kín tiếng, thay vào đó ông chủ của Minh Phú hiếm khi xuất hiện trên báo giới hay truyền thông
Dù là doanh nhân thành đạt nhưng đại gia này lại khá kín tiếng, thay vào đó ông chủ của Minh Phú hiếm khi xuất hiện trên báo giới hay truyền thông

Quá trình công tác của ông Lê Văn Quang:

Từ tháng 05 năm 2006: Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn thuỷ sản Minh Phú; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát, Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang, Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú và Chủ tịch CTCP Đầu tư Long Phụng;

Từ ngày 12/05/2006 đến ngày 01/08/2020: Ông Lê Văn Quang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú;

Từ năm 2003 đến năm 2006: Ông giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Phú;

Từ năm 1992 đến năm 2003: Ông Lê Văn Quang là chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phú;

Từ năm 1986 đến năm 1988: Ông là Quản đốc phân xưởng Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải;

Từ năm 1983 đến năm 1986: Ông Quang trở thành Phó phòng thu mua Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải; 

Từ năm 1981 đến năm 1983: Ông là Cán bộ kỹ thuật sở thuỷ sản Minh Hải.

Từ đại gia miền Tây trở thành "vua tôm"

Trước đây, ông Quang từng là cán bộ kỹ thuật thủy sản, công tác trong một doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên thời điểm đó, có chế còn nhiều ràng buộc nên đến năm 1988, ông quyết định rẽ theo con đường riêng, trở thành đại lý thu mua tôm cho một doanh nghiệp tư nhân.


Thời điểm hiện tại, ông Lê Văn Quang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC); Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Minh Phú và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang
Thời điểm hiện tại, ông Lê Văn Quang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC); Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Minh Phú và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang

Khi ấy, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều phải mua tôm theo mức giá được bộ Thủy sản quy định. Ví dụ như, giá của tôm thẻ loại từ 41 đến 90 con sẽ là 8.000 đồng/kg. Nhận ra rằng, loại tôm nguyên liệu này có thể chế biến tôm thành phẩm còn vỏ bỏ đầu với 5 cỡ khác nhau, mỗi cỡ có thể bán chênh nhau 1 USD. Chính suy nghĩ này đã đặt nền móng cho Tập đoàn Minh Phú ngày nay có thể xuất khẩu tôm thành phẩm ra nhiều nước trên thế giới, mỗi năm doanh thu hàng tỷ USD.  

Năm 1992, Xí nghiệp Chế biến Cung ứng hàng xuất khẩu Thủy hải sản Minh Phú được thành lập với số vốn khởi điểm là 120 triệu đồng. Hoạt động chính của xí nghiệp này là thu mua, chế biến thủy hải sản để cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh. Những năm sau đó, Minh Phú không ngừng gia tăng vốn đầu tư cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ năm 1998 đến năm 2000, doanh nghiệp đã liên tục tăng vốn, nâng vốn điều lệ một cách chóng mặt từ 120 triệu đồng lên 79,6 tỷ đồng - thuộc hàng kỷ lục thời điểm đó.

Khi ấy, tiền nhàn rỗi của Minh Phú rất dồi dào. Số tiền này được công ty dùng để gửi tiết kiệm, sau đó dùng chính sổ tiết kiệm đó để thế chấp ngân hàng, vay vốn lưu động. Bằng cách này, Minh Phú vừa có thể hưởng lãi suất tiết kiệm lại được hưởng cả lãi suất vay ưu đãi. Đáng chú ý, lãi suất của khoản vay này còn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm tới 2 điểm phần trăm/năm.

Năm 2006, Minh Phú chính thức đạt được quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín. Cũng trong năm này, kim ngạch xuất khẩu của công ty là gần 133 triệu USD, lợi nhuận sau thuế đạt mốc gần 109 tỷ đồng. Minh Phú dẫn đầu về xuất khẩu tôm cả nước và thực hiện niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2006. Ước tính thời điểm hiện tại, Minh Phú đã tăng vốn liên tục, lên 90 tỷ đồng, 180 tỷ đồng, 600 tỷ, 700 tỷ và đến nay là 1.400 tỷ đồng. Chưa kể, công ty còn liên tục thực hiện các động thái tăng vốn lên gần 2.200 tỷ đồng, đồng thời bán vốn cho các nhà đầu tư ngoại. 

Dù là doanh nhân thành đạt nhưng đại gia này lại khá kín tiếng. Ông chủ của Minh Phú hiếm khi xuất hiện trên báo giới hay truyền thông. Thi thoảng, ông Lê Văn Quang mới có mặt trong những cuộc gặp mặt nhà đầu tư, họp đại hội đồng cổ đông của công ty với chiếc áo đồng phục màu vàng đặc trưng của tập đoàn có gắn logo hình con tôm.

Người theo sát ông trong các cuộc họp là bà Chu Thị Bình - hậu phương vững chắc, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của tập đoàn kể từ ngày 1/8/2020. Năm 2018, bà Bình thu hút sự chú ý của giới truyền thông qua vụ đòi lại 245 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank bỗng dưng "bốc hơi".

Vụ lùm xùm này đã khiến cho bà xã của “vua tôm” mất khá nhiều thời gian. Cũng từ đây, khối tài sản khổng lồ của đại gia thủy sản miền Tây phần nào được hé lộ. Con số trên chỉ là một phần nổi phía sau khối tài sản gần 4.000 tỷ đồng cổ phiếu trên sàn chứng khoán của vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình. Có thể nói, Minh Phú được mệnh danh là “vua tôm” đúng cả về vốn điều lệ lẫn quy mô doanh thu cũng như lợi nhuận hàng năm.


Cuối tháng 10/2017, Minh Phú chính thức quay trở lại sàn chứng khoán sau một thời gian dài vắng bóng; mục đích của công ty là tìm kiếm nhà đầu tư, đồng thời tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp
Cuối tháng 10/2017, Minh Phú chính thức quay trở lại sàn chứng khoán sau một thời gian dài vắng bóng; mục đích của công ty là tìm kiếm nhà đầu tư, đồng thời tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp

Trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông, vị đại gia này từng tâm sự rằng: “Với vai trò là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, chúng tôi đóng vai trò dẫn dắt, đầu đàn nên có ảnh hưởng rất lớn đến ngành tôm tại Việt Nam. Điều này có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng với mô hình như hiện tại thì không phát huy được nhiều, tốc độ phát triển sẽ chậm. Một trong những ưu tiên hàng đầu là phải tìm nhà đầu tư chiến lược để cùng Minh Phú tiếp tục vươn ra biển lớn”.

Trở lại làm vua

Cuối tháng 10/2017, Minh Phú chính thức quay trở lại sàn chứng khoán sau một thời gian dài vắng bóng. Mục đích của công ty là tìm kiếm nhà đầu tư, đồng thời tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Hóa ra trong 2 năm “biến mất”, Minh Phú cùng đại gia Lê Văn Quang đang nỗ lực để thoát khỏi mác công ty đại chúng, từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của Tập đoàn Mitsui (Nhật Bản) - cổ đông chiến lược của công ty. 

Trong lần trở lại này, tình hình vẫn không có nhiều thay đổi. Việc gom góp cổ phiếu từ những cổ đông nhỏ lẻ chỉ giúp Minh Phú giảm bớt được số lượng cổ đông từ mấy chục nghìn xuống còn hơn một nghìn. Con số này so với tiêu chí dưới 100 người theo luật định vẫn còn quá xa. 

Minh Phú có lượng khách hàng lớn, lượng hàng lớn cùng khả năng thu mua nguyên liệu với số lượng lớn. Vì thế, công ty có ảnh hưởng lớn đến thị trường tôm trên toàn cầu, đồng thời có khả năng dẫn dắt thị trường nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với những người nông dân, ông Lê Văn Quang cũng có những bí quyết riêng khiến họ hài lòng, trở thành đầu mối cung cấp nguyên liệu gắn bó suốt cả thập kỷ.

 

Minh Phú có lượng khách hàng lớn, lượng hàng lớn cùng khả năng thu mua nguyên liệu với số lượng lớn nên có ảnh hưởng lớn đến thị trường tôm trên toàn cầu, đồng thời có khả năng dẫn dắt thị trường nguyên liệu tại Việt Nam
  Minh Phú có lượng khách hàng lớn, lượng hàng lớn cùng khả năng thu mua nguyên liệu với số lượng lớn nên có ảnh hưởng lớn đến thị trường tôm trên toàn cầu, đồng thời có khả năng dẫn dắt thị trường nguyên liệu tại Việt Nam

Minh Phú có thể phát triển bền vững trong nhiều năm qua phần lớn là nhờ phương châm “đôi bên cùng có lợi”. “Ông trùm” thủy sản miền Tây từng chia sẻ rằng: “Quan điểm của tôi là làm sao áp dụng được công nghệ nuôi bền vững, người nuôi tôm ít nhất cũng đảm bảo lợi nhuận đạt 20-30%, người dân có lời thì mình mới có nguồn nguyên liệu ổn định. Ngược lại, mình có mạng lưới, nguồn cung ổn định thì khách hàng cũng nhìn vào đó, họ yên tâm mua tôm của Minh Phú. 

Đối với cán bộ công nhân viên thì làm sao để họ thấy Minh Phú là ngôi nhà thứ 2, như là gia đình để cống hiến hết mình. Cán bộ đã ở Minh Phú đi rất ít, mất rất ít. Những người phải rời đi là do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ ở quê neo đơn thì phải về quê để phụng dưỡng. Đối với khách hàng, tôi xem họ như là tri kỷ, tri kỷ thì mới sẵn sàng giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau thì mới gọi là tri kỷ. Từ phương châm, từ văn hóa đó, Minh Phú mới phát triển nhanh, phát triển nhanh nhưng bền vững”.

Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2022 diễn ra vào ngày 24/6. Theo như tài liệu này, MPC dự kiến phát hành mới 199,9 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán của năm 2021. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá lên tới 1.999 tỷ đồng. Sau khi việc phát hành cổ phiếu hoàn tất, vốn điều lệ của “vua tôm” miền Tây này sẽ tăng gấp đôi lên 3.998 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

14 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

14 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

14 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

14 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước