meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch xây dựng Thủ đô: Xác định 5 trục không gian cảnh quan chính, quan trọng

Thứ hai, 23/10/2023-10:10
Thành phố Hà Nội xác định 5 trục không gian quan trọng, đảm bảo cho Thủ đô phát triển hài hòa và bền vững, đồng thời phát triển văn minh, hiện đại nhưng vẫn có thể bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống.

Hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính, đảm bảo Thủ đô phát triển hài hòa

Theo Kinh Tế Đô Thị, quy hoạch chung về xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2011 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg cũng đã xác định được các trục không gian cùng chức năng nổi trội. Cụ thể như sau: Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm của thành phố, Mỹ Đình - Hương Sơn - Ba Vì là trục không gian kinh tế, trục không gian văn hóa truyền thống Hồ Tây - Ba Vì (liên kết văn hóa Thăng Long - xứ Đoài), trục không gian cảnh quan Hà Đông - Chương Mỹ - Xuân Mai, trục không gian khoa học kết nối đô thị trung tâm cùng với Hòa Lạc và cuối cùng là trục không gian tâm linh Hồ Tây - Cổ Loa.


Thành phố Hà Nội xác định 5 trục không gian quan trọng, đảm bảo cho Thủ đô phát triển hài hòa và bền vững, đồng thời phát triển văn minh, hiện đại nhưng vẫn có thể bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống
Thành phố Hà Nội xác định 5 trục không gian quan trọng, đảm bảo cho Thủ đô phát triển hài hòa và bền vững, đồng thời phát triển văn minh, hiện đại nhưng vẫn có thể bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống

Liên quan đến vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đánh giá, các trục không gian đặc thù của Thủ đô đã được định hướng phát triển, tuy nhiên trong suốt hơn 10 năm qua vẫn còn chậm triển khai và chưa thể trở thành động lực nhằm thu hút phát triển. Đáng chú ý, những tồn tại cần phải được nhận diện khách quan và khoa học, để trong lần điều chỉnh quy hoạch chung này sẽ có được bước đi đầu cần quan tâm, đó chính là tổ chức không gian.

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, thành phố Hà Nội trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 đã luôn bám sát 3 Nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã được ban hành trong năm 2022, mục đích là để xây dựng những định hướng lớn về phát triển không gian và hạ tầng khung cho Thủ đô trong giai đoạn tới. Đặc biệt là việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính, quan trọng, đảm bảo cho thành phố Hà Nội phát triển bền vững, hài hòa, văn minh hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống.

Đáng chú ý, những trục được định hướng nghiên cứu là trục sông Hồng - trục xanh, cảnh quan trung tâm; trục Hồ Tây – Ba Vì kết nối trung tâm với vùng văn hóa xứ Đoài; trục Nhật Tân – Nội Bài là trục đô thị thông minh; trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị; trục liên kết phía Nam, gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn liền với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Những định hướng chính về 5 trục không gian

Ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chia sẻ thêm những thông tin cụ thể về định hướng phát triển của các trục không gian chính trong quy hoạch xây dựng Thủ đô. Theo ông Hùng, trong 5 trục không gian cảnh quan chính được định hướng nghiên cứu, trục được quan tâm đặc biệt nhất chính là trục sông Hồng. Theo đó, đây chính là trục không gian đặc trưng cây xanh và mặt nước, văn hóa lịch sử cũng như cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm thành phố.

Mục đích của những định hướng cụ thể ban đầu là phát triển và khai thác trục không gian đặc biệt này của Thủ đô, xây dựng hệ thống giao thông mới sky-monorail dọc hai bên sông, kết hợp cùng việc hình thành tuyến waterbus dọc sông kết nối hai bên bờ sông Hồng, kết nối cảnh quan cùng với các địa danh du lịch dọc sông. Tầm nhìn đến năm 2045, nâng cao tĩnh không cầu Long Biên sẽ hình thành tuyến du thuyền phục vụ cho việc khám phá lịch sử cũng như văn hóa cội nguồn theo tuyến Phú Thọ (đền Hùng) – Thành cổ Sơn Tây – Hoàng thành Thăng Long – thành Cổ Loa – Bát Tràng – Phố Hiến (Hưng Yên). Điều đáng nói, đây cũng là trục không gian hành trình di sản sông Hồng cùng các điểm di tích liên vùng từ Phú Thọ - Hà Nội - Hưng Yên.


Trục sông Hồng chính là trục không gian chính
Trục sông Hồng chính là trục không gian chính

Liên quan đến vấn đề này, Kinh Tế Đô Thị dẫn lại lời KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Tôi hoàn toàn nhất trí với việc lựa chọn 5 trục không gian quan trọng mà Hà Nội đã định hướng phát triển. Trong đó, trước hết phải làm trục sông Hồng, để sông Hồng thực sự trở thành một trục cảnh quan thiên nhiên, dòng chảy lịch sử tạo nên dấu ấn của nền văn hóa Thăng Long và góp phần làm nên một Hà Nội văn hiến. Khi kết hợp trục sông Hồng với trục Ba Vì – Hồ Tây thành trục văn hóa để làm nổi rõ đặc trưng Hà Nội”.

Cầu Long Biên là điểm nhấn trên trục sông Hồng. Cầu sẽ được cải tạo nguyên trạng ban đầu, dừng việc khai thác cơ giới để chuyển sang không gian đi bộ, biểu diễn và triển lãm cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa, festival du lịch, công trình kiến trúc điển hình thời kỳ mới của Hà Nội. Hai bên đầu cầu sẽ có hệ thống quảng trường để có thể kết nối bằng mọi phương tiện công cộng. Đồng thời, đây là trục không gian kiến trúc, không gian văn hóa để gắn kết thành phố cổ và thành phố mới, tạo nên sự giao thoa hài hòa giữa không gian mở của dòng sông Hồng.

Khôi phục những công trình kiến trúc tâm linh và có yếu tố lịch sử dọc sông Hồng, bao gồm hệ thống các đền chùa của nền văn minh sông Hồng, những hình thức văn hóa gắn liền với các truyền thuyết dân gian như bãi tắm Chử Đồng Tử. Xem xét phát huy để làm tăng giá trị cũng như trải nghiệm hòa hợp với thiên nhiên, từ đó làm giàu hóa các sân chơi, sản phẩm du lịch có thể quảng bá trên toàn thế giới. Xây dựng hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan và công trình văn hóa, vui chơi giải trí, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích đô thị phục vụ khu dân cư.

Bên cạnh đó, tiến hành cải tạo khu dân cư hiện hữu, đảm bảo chất lượng sống của khu dân cư 2 bên sông. Đồng thời, xây dựng các tuyến đường cảnh quan và tuyến đường dành cho người đi bộ, xe đạp trên cơ sở Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng. Ngoài ra, tiến hành nghiên cứu bổ sung việc xây dựng thêm cầu qua sông Hồng, mục đích tăng cường kết nối những tuyến đường khu vực Bắc - Nam sông Hồng.

Đối với trục Hồ Tây - Ba Vì, tiếp tục phát triển, kết nối các vùng văn hóa và lịch sử Thăng Long - Xứ Đoài; điều chỉnh phù hợp với thực tế, gìn giữ các làng nghề lâu đời. Các công trình kiến trúc hiện đại, không gian quảng trường đi bộ, công trình văn hóa trung tâm sẽ được tạo dựng trên trục không gia này.


Các trục không gian đặc thù của Thủ đô đã được định hướng phát triển, tuy nhiên trong suốt hơn 10 năm qua vẫn còn chậm triển khai và chưa thể trở thành động lực nhằm thu hút phát triển
Các trục không gian đặc thù của Thủ đô đã được định hướng phát triển, tuy nhiên trong suốt hơn 10 năm qua vẫn còn chậm triển khai và chưa thể trở thành động lực nhằm thu hút phát triển

Còn với trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa, xác lập không gian kiểm soát, tổ hợp những khu chức năng công cộng như công viên cây xanh, văn hóa, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí tại phía Bắc sông Hồng với bờ Nam sông Hồng và Hồ Tây, gắn với các công trình biểu tượng. Đây cũng là trục cầu nối lịch sử, văn hóa, trong đó, khu vực bán đảo Quảng An, Hồ Tây là điểm hội tụ của hai trục không gian quan trọng là Hồ Tây - Cổ Loa và Hồ Tây - Ba Vì.

Tiếp đến là trục Nhật Tân - Nội Bài sẽ chú trọng phát triển những trung tâm mới, là động lực kinh tế - văn hóa phía Bắc sông Hồng kết hợp cùng không gian nêm xanh nối kết sông Hồng với sông Cà Lồ, điển hình như trung tâm công cộng, thương mại tài chính, đô thị thông minh, dịch vụ logistics, vui chơi giải trí, nơi tổ chức các sự kiện của khu vực và quốc tế. Không gian này sẽ được kết nối từ trung tâm thành phố cho đến cảng hàng không quốc tế Nội Bài bằng cầu Nhật Tân. Hình thành trục kinh tế động lực thành phố trẻ Bắc Sông Hồng, tạo dựng trục không gian sáng tạo - văn hóa - hội nhập dọc sông Thiếp, đầm Vân Trì.

Cuối cùng chính là trục không gian phía Nam. Được biết, đây là trục không gian văn hóa kết nối lịch sử. Tại trục này sẽ hình thành các trung tâm văn hóa tại khu vực công viên tưởng niệm Chu Văn An (lịch sử), gần với khu vực dự kiến xây dựng sân bay mới (tương lai). Ngoài ra, trục này cũng sẽ hình thành các khu công nghiệp, trung tâm logistics gắn liền với sân bay, ga đường sắt, cảng sông… nhằm tạo khu vực phát triển toàn diện cũng như bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông hàng không mà còn trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

11 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

11 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

11 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

11 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

11 giờ trước