meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2022, doanh nghiệp dịch vụ giải trí thi báo lãi khi du lịch hồi sinh

Thứ hai, 08/08/2022-10:08
Ghi nhận cho thấy, lượt khách du lịch nội địa 7 tháng đầu năm 2022 đã vượt mức trước dịch nhưng lượng khách quốc tế phục hồi chưa đến 10%.

Theo Người Đồng Hành, sau 2 năm gần như đóng băng vì dịch bệnh, kể từ ngày 15/3, Chính phủ đã cho phép mở cửa du lịch và nối lại đường bay quốc tế đã khiến cho ngành du lịch hồi sinh. Theo thống kê của Tổng Cục du lịch, lượt khách du lịch nội địa 7 tháng đầu năm đạt mức 71,8 triệu lượt khách, so với cùng kỳ năm trước gấp 2,3 lần và tăng 37% so với trước dịch (cùng kỳ năm 2019). Trong khi lượng khách quốc tế đạt mức 733.358 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,5% so với trước dịch. 


Sau 2 năm gần như đóng băng vì dịch bệnh, kể từ ngày 15/3, Chính phủ đã cho phép mở cửa du lịch và nối lại đường bay quốc tế đã khiến cho ngành du lịch hồi sinh
Sau 2 năm gần như đóng băng vì dịch bệnh, kể từ ngày 15/3, Chính phủ đã cho phép mở cửa du lịch và nối lại đường bay quốc tế đã khiến cho ngành du lịch hồi sinh

Vietravel ghi nhận doanh thu quý 2 đạt mức 986 tỷ đồng

Lượng khách nội địa và nước ngoài tăng cao cũng đã giúp thúc đẩy doanh thu lữ hành, dịch vụ lưu trú và ăn uống 7 tháng đầu năm ước đạt 324.900 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 37,5% còn doanh thu du lịch lữ hành ước đạt mức 11.900 tỷ đồng, gấp 2,7 lần. Trong bối cảnh đó, loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ giải trí báo lợi nhuận quý 2 phục hồi mạnh, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Vietravel (UPCoM: VTR) cho hay, doanh thu quý 2 đạt mức 986 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng gần gấp 3 lần. Lợi nhuận gộp ghi nhận 133 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ 95,2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, hoạt động liên doanh liên kết lỗ 58 tỷ đồng (mảng hàng không - Vietravel Airlines) đã khiến cho doanh nghiệp lữ hành lỗ ròng gần 7 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 217 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Nếu như xét riêng mảng du lịch, Vietravel có mức lãi sau thuế 49 tỷ đồng, trong khi đó quý 2/2021 lỗ 29 tỷ đồng. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Phía doanh nghiệp cho biết, kết quả kinh doanh mảng du lịch phục hồi nhờ vào việc dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh tế xã hội dần đi vào ổn định và nhu cầu du lịch của người dân thật sự bùng nổ sau thời gian dài bị kìm nén. Đối với mảng hàng không - Vietravel Airlines cũng ghi nhận sự phục hồi tăng trưởng mạnh, đặc biệt là những tháng trong giai đoạn hè. Tuy nhiên, thị trường quốc tế chưa hồi phục và giá nhiên liệu tăng đột biến nên thu vẫn chưa bù đắp được chi phí. 

Theo ghi nhận, trong quý 3, Vietravel kỳ vọng đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu về du lịch. Dịp kinh doanh cao điểm hè của ngành du lịch đã gần như đã qua nhưng theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty, kế hoạch này hoàn toàn có thể thực hiện được do thị trường du lịch quốc tế (khách du lịch nước ngoài và khách quốc tế đến Việt Nam) ghi nhận sẽ tăng cao trong thời gian sắp đến. Vietravel đang triển khai nhiều đoàn với số lượng khách lớn từ Việt Nam đến Châu  u, Mỹ, Úc,... cùng các đoàn quốc tế (Inbound) từ các đối tác cũng như văn phòng của các doanh nghiệp tại Pháp, Úc, Mỹ, Thái, Singapore, Campuchia,... dành cho mùa Thu Đông cuối năm.

Đối với mảng hàng không, Vietravel Airlines đã đặt mục tiêu tăng đội tàu bay sau khi đã tổ chức các đợt tuyển dụng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để có thể tiến hành đào tạo đội ngũ nhân sự, chuẩn bị phục vụ trên các chuyến bay nội địa và các chuyến bay nội địa và quốc tế của hãng vào cuối quý 3 và đầu quý IV. Cùng với giá xăng đang có xu hướng giảm gần đây thì hãng đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng doanh thu từ các dịch vụ cộng thêm, vận chuyển hàng hóa (Cargo) cũng như thực hiện điều chỉnh giảm chi phí. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Lĩnh vực khách sạn, resort ghi nhận phục hồi tốt

Còn đối với hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, resort, hoạt động kinh doanh của Du lịch Thành Thành Công (HoSE: VNG) đã ghi nhận phục hồi tốt cùng ngành du lịch. Doanh thu trong quý 2 ghi nhận 163 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước gấp 2,6 lần. Hoạt động chính có lãi gộp 47 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 17,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm và chi phí tài chính tăng cũng đã khiến cho lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt mức 10 tỷ đồng, tương đương với quý 2/2021.

Quý 2/2022, Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (HoSE: NVT) có lãi sau thuế là 10,3 tỷ đồng đã chấm dứt chuỗi 5 quý lỗ liên tiếp nhờ vào kết quả kinh doanh công ty con tăng trưởng mạnh trước đà hồi phục của hoạt động du lịch ở trong nước. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Và Du lịch dịch vụ Hội An (HoSE: HOT) cũng giảm lỗ từ mức 5,8 tỷ đồng quý 2/2021 xuống 4,7 tỷ đồng trong quý 2/2022. Doanh nghiệp này cũng cho biết, doanh thu tại các chi nhánh và đơn vị thành viên đã bắt đầu có xu hướng tăng đáng kể từ tháng 5. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt về giá bán, điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp sau 2 năm dịch cũng như chi phí nguyên nhiên liệu tăng, tiền thuê đất tăng và đã hết thời hạn được ưu đãi giảm 30% nên vẫn lỗ. 

Phía công ty cũng kỳ vọng du lịch nội địa trong tháng 7 và tháng 8 bằng nhiều chính sách khai thác tối ưu doanh thu và chú trọng doanh thu lưu trú, ẩm thực và lữ hành. Hơn thế, công ty cũng sẽ tìm mọi cách tăng doanh thu từ việc quảng bá tiếp thị, dịch vụ tiệc cưới, tiệc họp lớp, gala,.. cũng như cắt giảm các chi phí để có thể tối đa lợi nhuận. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Doanh nghiệp du lịch vận tải biển – Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang (HoSE: SKG) cũng ghi nhận doanh thu trong quý 2 gần gấp đôi  lên mức 127 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế là 26 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 6 tháng doanh thu cũng tăng 47% lên mức 211 tỷ đồng, lãi sau thuế là 36 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 10 lần. So với kế hoạch năm thì công ty tàu cao tốc đã thực hiện được 58% mục tiêu doanh thu và vượt gần 100% mục tiêu về lợi nhuận của cả năm. Dù vậy, so với thời điểm trước dịch thì lợi nhuận nửa đầu năm vẫn chưa đến 50%. Phía công ty đưa ra lý giải rằng, bước sang quý 2, dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát tốt và các hoạt động du lịch mở cửa trở lại nên tình hình kinh doanh cũng trở nên khởi sắc hơn. Chi tiết, so với cùng kỳ năm trước, các tuyến Hà Tiên – Phú Quốc tăng 236%, Rạch Giá – Phú Quốc tăng 84%, Rạch Giá – Nam Du tăng 89%, Rạch Giá – Lại Sơn tăng 145%, Phan Thiết – Phú Quý tăng 110%. Đối với tuyến Sóc Trăng – Côn Đảo vẫn chưa thể hoạt động hết công suất bởi hệ thống cầu cảng tại Côn Đảo đang được sửa chữa. 

Hoặc doanh nghiệp vận tải du lịch khác - Cáp treo núi bà Tây Ninh (HoSE: TCT) cũng ghi nhận mức doanh thu quý 2 đạt mức 12 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước gấp 2,4 lần và chuyển từ lỗ 2,2 tỷ đồng sang lãi 7,8 tỷ đồng.

Mảng vui chơi, giải trí quý 2 phục hồi ấn tượng

Cũng tương tự, đối với mảng vui chơi, giải trí Công viên nước Đầm Sen (HoSE: DSN) ghi nhận quý 2 phục hồi ấn tượng. Theo đó, doanh thu gấp 7 lần đạt mức 98,5 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gấp 14,4 lần so với cùng kỳ năm trước lên mức 47,7 tỷ đồng và đã lập kỷ lục mới. Phía công ty cho biết, trong quý 2/2021 tình hình kinh doanh chịu sức ảnh hưởng bởi dịch bệnh và hoạt động vui chơi, giải trí tại công viên đã tạm dừng từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới để có thể đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Và đến ngày 1/1, công ty mới hoạt động kinh doanh trở lại và đến quý 2 các hoạt động vui chơi giải trí được trở lại bình thường. 

Có thể thấy, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch giải trí trong 6 tháng cuối năm khá sáng khi mà quý 3/2021 là cao điểm của dịch bệnh, hoạt động du lịch giải trí gần như bị đóng băng trên toàn quốc. Và đến quý IV/2021, dịch bệnh đã tạm lắng nhưng các hoạt động du lịch vẫn chưa được mở cửa hoàn toàn, du lịch quốc tế vẫn đóng cửa và tâm lý của người tiêu dùng vẫn còn ngại du lịch. Và việc mở thêm nhiều đường bay quốc tế cùng các gói kích thích du lịch của từng địa phương, ngành du lịch cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi tốt trong nửa cuối năm 2022.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

4 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

4 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

4 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

4 giờ trước