Quý 2/2022, Gemadept báo lãi cao nhất 4 năm nhờ hoạt động khai thác cảng và logistics tăng trưởng
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng đầu năm, Viglacera (VGC) vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm khi báo lãi hơn 1.400 tỷ đồng6 tháng đầu năm, Lọc hóa dầu Bình Sơn thu về 383 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng, báo lãi gần 10.000 tỷ đồng chỉ trong một quýQuý 2/2022, IDI báo lãi kỷ lục gấp 8 lần cùng kỳ, đạt mức 229,5 tỷ đồngTheo Người đồng hành, Gemadept (HoSE: GMD) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần tăng 30% lên mức 978 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán ghi nhận tăng ít hơn với 25,3% lên gần 542 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 36,7% lên mức 436 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính ghi nhận giảm 52% xuống gần 4 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính tăng 22% lên mức 56 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng ghi nhận giảm 11,5% xuống còn 35 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận tăng gần 19% lên mức 85 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận từ phía công ty liên doanh, liên kết tăng 43% lên mức 100 tỷ đồng trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động khác đạt gần 6 tỷ đồng, cải thiện từ mức âm 44,3 tỷ đồng cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông của công ty mẹ tăng 103,4 tỷ đồng lên gần 288 tỷ đồng còn mức lợi nhuận cao nhất kể từ quý 1/2018. Tuy nhiên, nếu như chỉ tính lợi nhuận từ việc hoạt động chính thì đây là mức kỷ lục của Gemadept bởi mức lợi nhuận đột biến 1.268 tỷ đồng trong quý 1/2018 hay 460 tỷ đồng đến từ hoạt động tài chính nhờ vào việc thoái vốn ở các công ty con.
Bên cạnh đó, lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần ghi nhận tăng 29% lên gần 1.857,8 tỷ đồng. Và trong cơ cấu doanh thu bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ, nguồn vốn thu được từ việc khai thác cảng chiếm 82,7% với 1.535,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 24%. Biên lãi gộp cũng ghi nhận tăng từ 40,2% lên mức 42,4%. Doanh thu tài chính cũng ghi nhận giảm hơn 73% xuống 8,2 tỷ đồng phần lớn là do đơn vị không còn 23,7 tỷ đồng lãi thanh lý các khoản đầu tư. Nửa đầu năm 2022, Gemadept có 6,9 tỷ đồng dự phòng các khoản đầu tư tài chính trong khi đó cùng kỳ đơn vị đã hoàn nhập 6,6 tỷ đồng, theo đó chi phí tài chính ghi nhận tăng 22,3% lên mức 88,3 tỷ đồng.
Quý 2/2022, Biwase (BWE) báo lãi tăng trưởng 24% nhờ biên lợi nhuận cải thiện đáng kể
Theo đó, lũy kế trong 6 tháng đầu năm của Biwase (BWE) thu về hơn 387 tỷ đồng lãi ròng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 386,3 tỷ đồng, so với nửa đầu năm ngoái tăng hơn 13%.Quý 2/2022, doanh nghiệp phân phối ô tô báo lãi gấp nhiều lần so với cùng kỳ dù thiếu chip - khan xe
Với việc thiếu hụt linh kiện sản xuất xe đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành ô tô. Dù vậy, nhờ việc chính phủ ban hành Nghị định 103/2021 cùng nhu cầu của người dân tăng cao cũng đã giúp một số doanh nghiệp trong ngành báo lãi quý 2 gấp nhiều lần so với cùng kỳ.Không những thế, lợi nhuận của công ty liên doanh, liên kết tăng 143% lên mức 225,5 tỷ đồng. Lãi thanh lý tài sản cố định cũng giảm từ 12,1 tỷ đồng xuống còn 230,2 triệu đồng nên thu nhập khác ghi nhận giảm 30,3% xuống còn 19,3 tỷ đồng. Trong khi đó, đơn vị này đã không còn 49,8 tỷ đồng chi phí đầu tư không hiệu quả nên chi phí khác đã giảm 96% xuống còn 2,3 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận khác ghi nhận là 17 tỷ đồng, cùng kỳ âm 30 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã tăng gần 95% lên mức 561,6 tỷ đồng. Còn lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.714 đồng, cùng kỳ 881 đồng. Cũng trong năm 2022, Gemadept đã đặt kế hoạch kinh doanh bao gồm doanh thu 3.800 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 tăng lần lượt là 19% và 24%. Nếu như thành công thì đây cũng là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Gemadept, chỉ sau thành tích 2.182,1 tỷ đồng của năm 2018 nhờ vào việc nhượng vốn của các công ty con. Sau thời gian 6 tháng đầu năm, đơn vị đạt 49% mục tiêu doanh thu và 72% chỉ tiêu về lợi nhuận.
Và tính đến hết quý 2 năm 2022, Gemadept có 11.378,4 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 6%. Tài sản dài hạn ghi nhận 9.354,8 tỷ đồng, chiếm 82,2%. Trong đó 3.142,8 tỷ đồng chính là tài sản cố định. Còn tài sản ngắn hạn ghi nhận là 2.023,6 tỷ đồng, tăng gần 20%. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 31,7% lên 1.109 tỷ đồng. Còn phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng tăng 25,5% lên mức 253,2 tỷ đồng.
Còn tiền và các khoản tương đương tiền tăng 7% lên mức 682,7 tỷ đồng. Khoản tương đương tiền (gồm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) ghi nhận tăng 47,6% lên gần 305 tỷ đồng, trong khi đó tiền gửi ngân hàng lại giảm gần 12% xuống còn 362 tỷ đồng.
Xét về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính ghi nhận 1.980,8 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đi ngang. Nợ vay ngắn hạn giảm 12,4% xuống còn 753,4 tỷ đồng còn nợ vay dài hạn lại tăng 15,7% lên 1.227,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt mức 1.163,4 tỷ đồng còn quỹ đầu tư phát triển là 152,6 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 3.013,8 tỷ đồng.
Gemadept tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Gemadept được thành lập vào năm 1990. Cùng với quốc gia khởi nghiệp, Gemadept đã lựa chọn con đường tiên phong và vạch ra hướng đi mới từ đó trở thành doanh nghiệp đầu tiên đưa dịch vụ container vào Việt Nam đồng thời kết nối những tuyến hàng hải đầu tiên nối liền với các quốc gia, châu lục.
Có thể thấy, những dấu ấn tiên phong của Gemadept trong việc triển khai dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển, khai thác cảng cạn - ICD, vận tải Mid-stream, dịch vụ container lạnh,... đã hòa vào ngành hàng hải nước nhà những điệu mới mang hơi thở hiện đại.
Vào năm 1993, đây là năm đánh dấu một chương mới cho Gemadept khi công ty đã trở thành một trong ba doanh nghiệp đầu tiên được Nhà nước chọn thí điểm cổ phần hóa. Và mốc son kế tiếp chính là việc cổ phiếu Gemadept chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2002.
Chính ý chí bền vững, Gemadept đã luôn kiên định trước thách thức của nền kinh tế đang trong quá trình phát triển để có thể thực hiện hóa tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về hệ sinh thái tích hợp cảng và logistics. Đến hiện tại, Gemadept đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng và Logistics quy mô, hiện đại bậc nhất, tọa lạc tại những vị trí huyết mạch của nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng như vươn sang các quốc gia trong khu vực.