meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quản lý hành chính là gì? Tìm hiểu về quản lý hành chính nhà nước

Chủ nhật, 10/09/2023-17:09
Quản lý hành chính có vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi đơn vị - tổ chức . Thông qua quản lý hành chính, nhà nước hay các tổ chức duy trì ổn định của xã hội và điều hướng theo mục tiêu phát triển. Vậy quản lý hành chính là gì? Vai trò cũng như những phương pháp quản lý hành chính của nước ta như thế nào? Các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Quản lý hành chính là gì?

Quản lý hành chính là sự tác động, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước lên con người hay các mối quan hệ xã hội để đạt mục tiêu của chính phủ. Mỗi một thể chế chính trị có phương pháp quản lý riêng cũng như mục tiêu hướng tới là khác nhau.

Ngày nay quản lý hành chính nhà nước gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước là một hình thức quản lý đặc biệt dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh hành vi con người và các tổ chức, duy trì ổn định và trật tự xã hội.


Quản lý hành chính là gì?
Quản lý hành chính là gì?

Những đặc điểm của quản lý hành chính là gì?

Như trên đã nói, quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý đặc thù, có những nét riêng biệt so với dạng quản lý của các tổ chức xã hội khác. Vậy những đặc điểm của quản lý hành chính là gì?

  • Quản lý hành chính mang tính quyền lực nhà nước, có tính tổ chức và tính mệnh lệnh đơn phương. Điều này khác với quản lý hành chính tại các doanh nghiệp, trường học hay bệnh viện.
  • Quản lý hành chính có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Các mục tiêu tổng hợp mang tính trước mắt và lâu dài, bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao... 
  • Quản lý hành chính có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Điều này được thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội 
  • Quản lý hành chính có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. 
  • Quản lý hành chính có tính chuyên môn nghề nghiệp cao và phải có căn cứ khoa học. Cùng với tính khoa học, quản lý hành chính là nghệ thuật vì áp dụng cho đối tượng quản lý của hành chính nhà nước rất đa dạng với nhiều vùng, nhiều thành phần, dân tộc, văn hóa khác nhau.

Đặc điểm của quản lý hành chính là gì?
Đặc điểm của quản lý hành chính là gì?

Vai trò của quản lý hành chính là gì?

Vai trò của quản lý hành chính rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đó là cách thức để điều chỉnh hành vi con người và các tổ chức xã hội nhằm duy trì ổn định xã hội. Vụ thể vai trò của quản lý hành chính là gì?

  • Quản lý hành chính là khâu hiện thực hóa mục tiêu của một thể chế chính trị.
  • Các cơ quan quản lý hành chính thông qua phương pháp quản lý để định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, hướng dẫn và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội.
  • Thông qua quản lý hành chính, nhà nước duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và các tổ chức xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như hạn chế một số lĩnh vực.
  • Quản lý hành chính đảm bảo cung cấp dịch vụ công, đồng hành cùng nhân dân trong các hoạt động xã hội.

Tìm hiểu vai trò của quản lý hành chính nhà nước
Tìm hiểu vai trò của quản lý hành chính nhà nước

Tìm hiểu hình thức quản lý hành chính nhà nước

Hình thức quản lý nhà nước được hiểu là các biểu hiện bên ngoài của hoạt động quản lý. Nói cách khác hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động có tính chất tổ chức, pháp lý nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trước đó. Do tính đa dạng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên việc xác định hoạt động nào mang hiệu quả cao không đơn giản. Để tìm hiểu hình thức quản lý hành chính nhà nước cần tìm hiểu các vấn đề sau:

Quy luật của quản lý hành chính nhà nước 

Quy luật của quản lý hành chính nhà nước là phải tính đến yếu tố phù hợp.

  • Quản lý nhà nước phải tính đến sự phù hợp giữa hình thức quản lý với chức năng quản lý.
  • Sự phù hợp của hình thức quản lý với các tính chất của vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý.
  • Sự phù hợp của hình thức quản lý với đối tượng cần quản lý.
  • Sự phù hợp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của công tác quản lý.

Ngoài ra để đảm bảo tính đúng đắn, xác thực, đảm bảo tổ chức quản lý hợp lý và khoa học cần phân loại hình thức quản lý thành các nhóm tương đồng về tính chất, nội dung hay mức độ.

Sự thống nhất của chức năng chấp hành và điều hành 

Để đảm bảo sự xác thực, đúng đắn, đảm bảo tổ chức quản lý hợp lý và khoa học cần sự thống nhất của các chức năng chấp hành và điều hành. Cụ thể:

  • Xác lập quy tắc xử sự dưới luật thuộc các vấn đề trong thẩm quyền.
  • Điều hành trên cơ sở quy phạm pháp luật.
  • Giải quyết các trường hợp không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt buộc trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Cần có sự thống nhất giữa chức năng chấp hành và điều hành trong quản lý hành chính
Cần có sự thống nhất giữa chức năng chấp hành và điều hành trong quản lý hành chính

Phân loại hình thức quản lý

Căn cứ vào cách thức quản lý có thể phân loại hình thức quản lý thành hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý.

  • Hình thức pháp lý được pháp luật quy định về nội dung, trình tự, thủ tục. Ví dụ: thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan, tổ chức…
  • Hình thức không pháp lý chỉ được quy định về thủ tục chung. Ví dụ: thủ tục tiến hành hội nghị, hội thảo…

Các hình thức quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Hình thức quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng, bao gồm:

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước. Các văn bản này đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để hoạch định đường lối hoạt động của quản lý hành chính nhà nước.
  • Ban hành các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Đây là căn cứ để các chủ thể quản lý giải quyết các vụ việc phát sinh trong quá trình quản lý.
  • Tiến hành các hoạt động mang tính pháp lý. Các hoạt động này rất đa dạng được pháp luật quy định chặt chẽ như lập biên bản vi phạm, khám xét người.
  • Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp. Hình thức quản lý này bao gồm tổ chức các hoạt động ra bên ngoài như hội thảo quần chúng, điều tra xã hội học …và hình thức trong nội bộ cơ quan như hội thảo, hội nghị, tổng kết rút kinh nghiệm.
  • Tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là hình thức quản lý áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý như in ấn, soạn thảo, lưu trữ văn bản hành chính…

Hình thức quản lý hành chính là gì ?
Hình thức quản lý hành chính là gì ?

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Có các phương pháp quản lý hành chính cụ thể như sau: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

  • Phương pháp thuyết phục là phương pháp làm cho đối tượng quản lý hiểu và thực hiện một số hành vi nhất định cũng như một số hành vi tránh thực hiện.
  • Phương pháp cưỡng chế. Đây là phương pháp mang tính chất bắt buộc, có thể ảnh hưởng đến tinh thần, vật chất của đối tượng bị cưỡng chế. Phương pháp này được quy định rất chặt chẽ về thủ tục cũng như hậu quả pháp lý.
  • Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách đưa ra chỉ thị từ trên xuống. Phương pháp này tác động lên đối tượng bị quản lý bằng các quy định đơn phương và phương án hành động của đối tượng.
  • Phương pháp kinh tế là phương pháp gián tiếp tác động đến đối tượng bằng lợi ích kinh tế như trong sản xuất kinh doanh, thuế, tín dụng…

Cưỡng chế là phương pháp quản lý hành chính được quy định chặt chẽ về thủ tục và hậu quả pháp lý
Cưỡng chế là phương pháp quản lý hành chính được quy định chặt chẽ về thủ tục và hậu quả pháp lý

Lời kết

Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn hiểu nội dung quản lý hành chính là gì. Một số hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước cơ bản nhất. Hi vọng các kiến thức trên giúp ích được cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

2 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

2 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

2 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước