meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Qua thời “sốt” bỏng tay, người người tranh nhau gom hàng, nay đất Bình Dương rao mãi chẳng ai mua

Thứ hai, 20/06/2022-09:06
Giá đất ở nhiều nơi ở Bình Dương đang có dấu hiệu “chững lại” sau một thời gian dài lên cơn “sốt”. Nhiều bất động sản rơi vào trạng thái “ế ẩm”, nguội lạnh, dù đã hạ giá và rao bán trong thời gian dài vẫn chưa tìm được người mua.

Bất động sản Bình Dương đã qua cơn sốt

Thị trường bất động sản ở Bình Dương thời gian gần đây rơi vào trạng thái trầm lắng hẳn so với thời điểm đầu năm. Hiện không còn cảnh người dân chen chúc nhau tại các văn phòng công chứng và bộ phận một cửa để làm thủ tục sang nhượng, mua bán đất đai. 

Ghi nhận thực tế ở các địa phương khu vực phía Nam của tỉnh Bình Dương, giá giao dịch đất đai trên thị trường không còn tăng đột biến như trước kia. Giá đất cũng cũng đã chững lại và đang có xu hướng giảm dần. Tại khu vực thị xã Bến Cát, từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại những khu dân cư hạ tầng được đầu tư đầy đủ (đã triển khai đường nhựa, điện và hệ thống nước) giá dao động trung bình từ 8-12 triệu đồng/m2. Các thửa đất gần khu công nghiệp có diện tích từ 100 - 150m2 hiện có mức giá giao dịch trung bình từ 1,2 - 1,8 tỷ đồng. 

Sau 6 tháng giá đất ở Bình Dương không có dấu hiệu tăng, ở nhiều vị trí trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận tình hình giá sụt giảm so với thời điểm tháng 6.2021. Theo đánh giá của các môi giới bất động sản, hiện nay mức giá đất ở khu vực Bến Cát, Bình Dương không cao hơn so với những khu vực có hạ tầng tương đương ở tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, dù giá đã giảm nhiều nhưng vẫn không thể thu hút được người mua. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt bằng giá đất trên thị trường hiện đã lên cao vượt quá khả năng chi trả của số đông người lao động trong khu vực. Đối với những nhà đầu tư, khi cơ sở hạ tầng, đường giao thông chưa đầy đủ thì mua đất ở đây sẽ không sinh lời cao, vì thế họ cũng không mặn mà.

Bất động sản Bình Dương bắt đầu "hạ nhiệt", với 4 tỷ đồng có nên đầu tư vào khu vực này?

Sau những đợt tăng giá, nhu cầu bất động sản tại Bình Dương có dấu hiệu giảm sút trong 4 tháng đầu năm. Theo đó, nhiều nhà đầu tư phân vân thời điểm này "đổ" tiền vào Bình Dương có còn tiềm năng hay không?

Hết thời bùng nổ tăng trưởng, bất động sản Bình Dương sẽ duy trì sức nóng hay rơi vào nguội lạnh

Chính sách xây dựng đề án thành lập TP.Tân Uyên và TP.Bến Cát lên Thành phố sẽ trở đành động lực lớn để bất động sản Bình Dương duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác đầu tư.

Tăng giá 30-40% trong thời gian ngắn, Tân Uyên được mệnh danh là “điểm nóng” mới của bất động sản Bình Dương

Tân Uyên đang dần trở thành điểm nóng mới trên bản đồ thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương nhờ vào khả năng về thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư và nhu cầu mua bất động sản. Thị trường này thời gian gần đây cũng đang ghi nhận xu hướng tăng giá khá mạnh, đặc biệt là ở dòng sản phẩm nhà liền thổ.

Bàu Bàng - “Mỏ vàng” chưa khai thác trên thị trường bất động sản Bình Dương

Nằm tại khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Dương, Bàu Bàng được giới đầu tư ví von là “mỏ vàng” giàu tiềm năng, còn sót lại tại địa phương nhờ sở hữu vị trí đắc địa, nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, có quỹ đất dồi dào và giá giao dịch thấp hơn so với cùng khu vực.

Bất động sản Bình Dương không còn thu hút sức nhà đầu tư
Bất động sản Bình Dương không còn thu hút sức nhà đầu tư

Trong khi đó, tại các huyện xa hơn của tỉnh Bình Dương là Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo thì mức giá đất ở trung bình đang dao động trong ngưỡng từ 5-10 triệu đồng/m2. Người dân các tỉnh thành khác cũng không còn về Bình Dương để săn tìm mua đất như trước.

Theo ghi nhận thực tế, tại huyện Bàu Bàng, nhiều khu đất nền sau khi trải qua các đợt sốt đất đến nay vẫn chưa có người đến làm nhà ở. Nhiều dự án khu dân cư dự kiến thực hiện ở ngay quốc lộ 13, trước đây dù đã được giới thiệu rất hoành tráng, tuy nhiên sau nhiều năm vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm.

Những dự án khu dân cư ở xa quốc lộ 13 và đường Mỹ Phước, Tân Vạn tại Bàu Bàng thì thậm chí tình trạng còn ảm đạm hơn. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối chưa được triển khai hoàn chỉnh. Bên trong dự án cỏ dại mọc lan khắp lối đi, trong khi hạ tầng điện nước dang dở.

Đáng chú ý thị xã Bến Cát là từng là địa phương quy hoạch việc phân lô, tách thửa làm dự án rất bài bản. Thế nhưng, hiện nay hàng ngàn lô đất rộng hàng trăm ha, ở vị trí đẹp dù đã trải qua nhiều năm tách thửa nhưng vẫn chưa có người dân xây dựng nhà ở. 

Giá đất nền một số nơi tại khu vực thị xã Bến Cát đã "đứng hình", thậm chí ở những khu vực có kết nối giao thông kém thì giá đất đã giảm khá nhiều. Sâu trong khu vực Mỹ Phước 4, nhiều lô giá đất có giá từ 1,6 tỉ đồng/lô 150m2 thổ cư nay đã giảm đến gần 100 triệu đồng. Đất tại các khu vực nằm gần quốc lộ 13, mức giá bán cũng đã giảm khoảng 20-30 triệu đồng cho mỗi lô. Mặc dù giá đã giảm nhưng cũng rất khó tìm được người mua.


Giá đất nhiều khu vực ở Bình Dương giảm mạnh
Giá đất nhiều khu vực ở Bình Dương giảm mạnh

Anh Đoàn Văn Tịnh (30 tuổi, sinh sống ở TP.HCM) chia sẻ, trong năm 2021 anh có mua để đầu tư 1 mảnh đất diện tích 150m2 thổ cư với mức giá là 1,7 tỉ đồng tại khu vực phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát. Gần đây, sau khi tham khảo giá đất tại khu vực này người dân rao khoảng 1,85 tỉ đồng/lô nên anh Tịnh cũng rao bán. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng đăng tin trên các trang bất động sản anh vẫn chưa bán được đất. Tương tự, ông Mai Văn Thức (48 tuổi) rao bán căn nhà 80m2 tại phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, đã 3 tháng nhưng vẫn chưa thể tìm được khách mua. 

Chủ đất Bình Dương hạ giá, hy vọng thu hồi vốn

Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, hiện nay nguồn cung loại hình đất nền đã trở nên khá khan hiếm. Chủ yếu là người dân rao bán nhà đất sở hữu tư nhân, không có đất dự án được giao dịch. Nhiều người vì đầu tư đất bằng đòn bẩy tài chính, do bị nợ ngân hàng, phải trả lãi quá cao nên muốn bán bất động sản để có thể thu hồi vốn.

Anh Trần Văn Phước (30 tuổi, ngụ tại Bình Dương) đã rao bán căn nhà ở tại khu vực phường Tương Bình Hiệp từ thời điểm tháng 11.2021 nhưng đến nay vẫn chưa bán được. Anh Phước chia sẻ "Tôi mua căn nhà một trệt một lầu diện tích 100m2 trên nền đất là 144m2 từ năm 2019 với giá bán khi đó là 1,7 tỉ đồng. Sau đó gia đình tôi xây dựng hoàn thiện và mua sắm thêm trang thiết bị nội thất hết tất cả hết gần 2 tỉ đồng. Cuối năm 2021, do mức lãi ngân hàng quá cao, tôi muốn bán để thoát hàng nhưng rao bán mãi cho đến nay vẫn chưa có người tìm mua. Ban đầu, tôi định giá căn nhà là 2,9 tỉ đồng, thời điểm đó cũng đã có người trả giá là 2,7 tỉ đồng nhưng tôi chần chừ chờ đợi thêm vì hy vọng sẽ có người trả giá cao hơn, nhưng để qua Tết thì mất khách. Về sau, tôi phải giảm giá xuống còn 2,7 đồng tỷ đồng rồi bây giờ giảm xuống còn 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm đăng tin bán nhà mà vẫn chưa thể bán được''.


Nhiều người rao bán nhà đất ở Bình Dương nhiều tháng nhưng không có khách hỏi mua
Nhiều người rao bán nhà đất ở Bình Dương nhiều tháng nhưng không có khách hỏi mua

Tương tự, bà Trịnh Thị Nhiệm (40 tuổi, sống tại tỉnh Bình Dương) đang rao bán căn nhà ở khu vực phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một đã hơn 1 năm nay thế nhưng vẫn chưa tìm được người hỏi mua. "Tôi rao bán căn nhà diện tích 85m2 tại khu Hiệp Thành 2, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một từ khoảng tháng 5.2021 nhưng đến nay dù đã có một số khách hỏi thăm nhưng vẫn chưa chốt bán được. Thời điểm đầu, đầu tôi rao giá 3,9 tỉ đồng, nhưng đến giờ chỉ mong bán được 3,4 tỉ đồng là mừng. Dù đã hạ giá khá sâu nhưng lúc này vẫn không có khách hỏi mua.

Trong khi đó, ở khu vực thị xã Bến Cát -  địa phương còn tồn tại nhiều quỹ đất nền chưa khai thác xây dựng - nhiều người cũng phải chấp nhận hạ giá đất để mong sớm có thể thu hồi được vốn. Hầu hết các địa phương khác của tỉnh Bình Dương cũng đang ghi nhận thị trường khá yên ắng so với hồi đầu năm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước