meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nới room tín dụng, dòng vốn vào bất động sản liệu có được khơi thông?

Thứ năm, 08/09/2022-23:09
Việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại là tín hiệu đáng mừng dành cho thị trường bất động sản. Nhưng những tác động có thể chưa đáng kể vì lãi suất có xu hướng tăng cao.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, ngày 7/9, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới ngày 26/8, tín dụng cho toàn nền kinh tế tăng 9,91% so với đợt cuối năm ngoái. Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 cho những tổ chức tín dụng có đề nghị. Việc điều chỉnh hạn mức tín dụng dựa vào việc đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức này và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ…

Theo NHNN, việc nới room nhằm thuận tiện hơn cho việc khai thác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% và đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi sản xuất, kinh doanh. 


Việc nới room nhằm thuận tiện hơn cho việc khai thác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%
Việc nới room nhằm thuận tiện hơn cho việc khai thác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

“Thời gian tới, NHNN vẫn sẽ điều hành với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng và hỗ trợ kinh tế phục hồi” - Thông cáo của NHNN khẳng định.

Tuy thông báo không nêu rõ tên ngân hàng hay hạn mức được nới nhưng theo như dự kiến, có hơn 10 ngân hàng được tăng hạn mức tín dụng trong đợt này là Sacombank, HDBank, VCB, VPB, BIDV, MBB, TCB, OCB, CTG, ACB, VIB, TPB,... Mức tăng cao nhất gần 4%, thấp nhất là 0,7%, trong đó có hai nhà băng được nới hơn 3%.

Một số ngân hàng khác cho biết họ đã hết room và làm đơn đề nghị nới nhiều lần nhưng vẫn không có tên trong danh sách được duyệt đợt này. Đại diện một ngân hàng cổ phần cho hay, đơn vị sẽ tiếp tục gửi đơn xin nới room, nếu không được thì từ nay đến cuối năm ngân hàng rất khó khăn, ngày đến bán chéo vụ cũng không phát triển được.

Bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại mục tiêu 14% là để thuận tiện cho việc khai thác gói hỗ trợ lãi suất 2%. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi sản xuất và kinh doanh.

Như vậy sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ ra các ngân hàng thương mại với mức dự báo hạn mức bổ sung khoảng 3 - 5% tùy theo sức khỏe của từng ngân hàng. Room được nới là thông tin mà người dân lẫn các doanh nghiệp mong chờ từ lâu, nhất là với các chủ đầu tư địa ốc. Thị trường bất động sản đã trầm lắng suốt nhiều tháng nay khi thanh khoản suy giảm, Nếu được bơm vốn, thị trường có thể phục hồi tươi sáng trở lại.

Theo đánh giá của chủ tịch HĐQT BHS Group - Ông Nguyễn Thọ Tuyển: “Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay cũng giống một mớ “tơ vò”, không thể chắc chắn được diễn biến tương lai sẽ tốt hay xấu”.


"Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay cũng giống một mớ “tơ vò”"
"Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay cũng giống một mớ “tơ vò”"

Vị này cũng chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng ảm đạm của thị trường bất động sản hiện nay là pháp lý, tín dụng và giá bán tăng nóng. Nhưng tới năm 2023 thì thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn bởi khả năng cao pháp lý sẽ được tháo gỡ. Từ nay đến hết năm vẫn còn đợt nới tín dụng cho các dự án tốt, sáng năm sau sẽ có thêm room tín dụng mới.

“Thị trường bất động sản hiện đang trong giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ để lựa chọn các chủ đầu tư tốt và người tham gia vào thị trường đều là nhà đầu tư đã qua chọn lọc. Tôi khẳng định là thị trường sẽ trụ được qua giai đoạn khó khăn này và không thể đổ vỡ như một số dự đoán” - Ông Tuyển nhấn mạnh.

Báo cáo mới đây của nhóm phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, room tín dụng được mở sẽ chỉ hỗ trợ thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Một phần cũng tác động tích cực đến dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc theo hai hướng.

Một là, các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn vay mới để đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Phương án này lại chỉ áp dụng được đối với những doanh nghiệp có dự án mới và có tài sản đảm bảo đạt chất lượng tốt. 

Hai là, thị trường BĐS được kỳ vọng ấm trở lại vào những tháng cuối năm khi tín dụng được khơi thông, đồng thời chủ đầu tư giải phóng được hạng tồn kho và có thêm nguồn tiền trả nợ.


NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao
NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao

Theo nhóm phân tích, với diễn biến lạm phát đang căng thẳng, nhiều quốc gia tăng lãi suất và Việt Nam cũng khó tránh khỏi xu hướng chung để giảm bớt áp lực về tỷ giá. Khi lãi suất tăng cao sẽ gây ra tác động trực tiếp tới chi phí vốn đầu tư bất động sản của doanh nghiệp và cá nhân trong năm 2023. Điều này làm giảm khả năng hấp thu của thị trường, trong khi lượng hàng tồn kho còn lớn sau giai đoạn vừa qua.

Nhóm phân tích CTCP Chứng khoán VNDirect thì cho rằng, dù NHNN có nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại thì dòng vốn này cũng chỉ ưu tiên cho sản xuất và dịch vụ. NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản hay các dự án BOT.

Trong khi nhu cầu mua nhà của người dân dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức hơn vì chịu ảnh hưởng từ lạm phát chi phí đẩy, lãi suất tăng, tín dụng hạn chế.

VNDirect Research cho hay, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại thì lãi suất vay mua nhà đã tăng và dự báo tăng thêm 30 - 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay. Hơn nữa, trong khi tín dụng đang bị hạn chế, lãi suất cho vay thế chấp của nhiều ngân hàng tư nhân dự kiến sẽ tăng thêm 10 - 10,5% vào cuối năm nay. Nhưng vẫn thấp hơn so với mức 11 - 11,5%/năm trước khi bùng dịch Covid - 19.

Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Các ngân hàng hiện nay vẫn sẽ tăng lãi suất và kiểm soát chặt hơn hoạt động tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Điều này gây ra những ảnh hưởng cho thanh khoản của các dự án, dòng tiền và lợi nhuận doanh nghiệp địa ốc trong giai đoạn 2022 - 2023.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước