meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng 

Thứ năm, 08/09/2022-00:09
Những ngân hàng được nới room tín dụng trong đợt này là các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao, có tăng trưởng tín dụng tích cực trong lĩnh vực tín dụng ưu tiên, giảm lãi suất cho vay với khách hàng. 

Tăng tín dụng cho ngân hàng tốt

Theo thanhnien.vn, việc điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đợt này dựa trên đơn đề nghị của các ngân hàng thương mại và căn cứ điểm xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức nào đủ điều kiện sẽ được Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng có tỷ lệ nợ cho vay thị trường 1 so với huy động cao sẽ bất lợi trong việc xét duyệt tăng hạn mức tín dụng lần này. 

Một số ngân hàng như MB, Vietcombank… đã có sẵn phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, đáp ứng điều kiện ưu tiên cấp hạn mức tín dụng. Trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng, các ngân hàng này dự kiến giải ngân ngay cho các hồ sơ đã làm thủ tục trước đó.  


Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo tăng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đạt điều kiện.
Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo tăng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đạt điều kiện.

Ngân hàng Nhà nước thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành theo các nội dung đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Điều chỉnh tín dụng phù hợp với thực tế

Từ đầu năm 2022, tình hình lạm phát trên thế giới tăng nhanh bởi giá các loại hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới leo thang do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia, khiến các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới phải thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, thực hiện tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Điển hình như Cụ dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng tổng cộng 2,25 điểm %. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng 0,5 điểm %, qua đó chấm dứt 11 năm duy trì lãi suất thấp.

Tại Việt Nam, nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ thuộc lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng hàng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. 


Các nền kinh tế lớn trên thế giới đã liên tục tăng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới đã liên tục tăng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát.

Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đạt 124%, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tỷ lệ này thuộc hàng cao nhất thế giới. Con số này cho thấy mức cảnh báo Việt Nam về rủi ro bất ổn vĩ mô tiềm ẩn. 

Từ thực tế này, ngay từ đầu năm 2022, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6 - 6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022. Theo đó, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã thông báo cơ sở để tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng. Dựa trên kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52/2018/TTNHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); Xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,…


Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào ngày 6/9, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Hiện tại, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ cao nhất. Đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 9,91%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và các ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức được giao trong đầu năm. Phần hạn mức tăng trưởng còn lại sẽ tiếp tục được giao trong 1-2 ngày tới".

Trong thời gian qua, không chỉ các ngân hàng thương mại mong nới room tín dụng mà các doanh nghiệp cũng “nóng ruột” không kém. Bởi đã đến mùa cao điểm sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng doanh nghiệp “chật vật” khi không thể tiếp cận vốn ngân hàng do room tín dụng của các ngân hàng đã bị hạn chế. Từ tháng 4/2022, một số ngân hàng đã tạm dừng cho vay ở một số lĩnh vực và nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của một số ngân hàng thương mại cũng đang có xu hướng tăng lên so với hồi đầu năm 2022. Như tại ABBank, lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ngân hàng này vào đầu tháng 7 là 8,3%/năm đến nay cũng đã lên tới 8,8%/năm, tương ứng tăng thêm 0,5 điểm %.

Có thể thấy, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng cho một số ngân hàng có chỉ số tốt trong thời điểm này như “cơn mưa rào” giải khát tín dụng cho các ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể thực hiện giải ngân cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những tháng cao điểm cuối năm. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

16 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

16 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

16 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

16 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

16 giờ trước