meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng giảm trái phiếu doanh nghiệp để tăng “room” cho vay 

Thứ năm, 25/08/2022-08:08
Tính đến hết quý II/2022, nhiều ngân hàng đã phải bán bớt trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữa để có thêm dư địa cho vay. Bởi ngay từ cuối quý I, loạt ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng được cấp cho cả năm. 

Giảm trái phiếu doanh nghiệp 

Theo Nhịp sống kinh tế, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 30/6 tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,35%, đây là mức tăng trong 6 tháng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp sau khi đại dịch được kiểm soát khiến nhu cầu vay vốn tăng cao. Đây là lý do chính khiến hầu hết các ngân hàng đều đã chạm mức trần tín dụng được tạm cấp từ đầu năm, có những ngân hàng đã hết “room” tín dụng ngay từ quý I năm nay. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn chưa cấp thêm hạn mức tín dụng cho bất kỳ ngân hàng nào đã khiến các nhà băng này phải lựa chọn giải pháp khác để có thêm dư địa cho vay. Đó là việc các ngân hàng phải giảm bớt lượng trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữa. 


Hàng loạt ngân hàng giảm trái phiếu doanh nghiệp để tăng cho vay.
Hàng loạt ngân hàng giảm trái phiếu doanh nghiệp để tăng cho vay.

Ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp tài chính doanh nghiệp của Techcombank chia sẻ trong cuộc họp gần đây cho biết, ngân hàng này đã tái phân bổ tín dụng bằng cách giảm phần trái phiếu doanh nghiệp lớn để chuyển sang cho vay mua nhà cá nhân. 

Trong quý II, giảm dư nợ trái phiếu từ 77.000 tỷ đồng xuống còn 49.000 tỷ đồng, tương đương giảm 36%. Dư nợ vay mua nhà tăng 66% so với cùng kỳ và 25% so với quý I; trong danh mục sản phẩm cho vay cá nhân tỷ lệ vay mua nhà tăng từ 78% lên mức 82%. 

Theo ước tính của Chứng khoán SSI, ngân hàng TPBank trong 3 tháng qua đã chủ động giảm 4.300 tỷ đồng số dư nợ trái phiếu doanh nghiệp để dành “room” tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu của quý III/2022. 

Thời điểm vào cuối tháng 6/2022, ngân hàng Vietcombank nắm giữ 11.608 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm 1,9% so với đầu năm 2021, giảm 0,7% so với cuối tháng 3/2022. Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng của Vietcombank hiện chỉ ở mức 1%. 


 
 

VietinBank cũng thực hiện giảm 18% quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp trong quý vừa qua, còn 10.969 tỷ đồng tương đương với 0,9% tổng dư nợ tín dụng. 

Đối với ngân hàng MB, là một trong hai ngân hàng đang nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất hiện nay. Ngân hàng này cũng đã giảm sở hữu 900 tỷ đồng loại giấy tờ có giá trong quý II/2022. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ của ngân hàng VPBank cũng đã giảm 0,23 điểm % so với thời điểm cuối quý I, còn 9,77%. 

Ngân hàng MSB cũng chủ động hạ tỷ trọng cho vay lĩnh vực này xuống còn 2,7% tổng dư nợ (cuối quý I/2022 ở mức 3,2%). Số dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của MSB hiện tại chỉ còn xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. 

Ngân hàng thận trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Từ năm 2019 cho đến hết quý I/2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trái phiếu doanh nghiệp được coi là một trong những cấu phần chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên đến khi dịch bệnh được kiểm soát, mở cửa nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp hồi phục thì việc nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp khiến dư địa cho vay khách hàng của các ngân hàng bị thu hẹp. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có hành động nào cho thấy sẽ nới “room” tín dụng. 

Bên cạnh đó, một số chính sách mới có hiệu lực như Thông tư 16/2021/TT-NHNN với nhiều quy định chặt chẽ về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại khiến các nhà băng chủ động giảm quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đang khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng siết chặt hơn đối với nhà phát hành và nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ. 


Một số ngân hàng rất thận trọng trong mảng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Một số ngân hàng rất thận trọng trong mảng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Trong đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của nhiều ngân hàng, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng được nhiều cổ đông quan tâm và đưa ra chất vấn ban lãnh đạo các ngân hàng. 

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của ngân hàng SHB, khi được cổ đông hỏi về việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB cho biết các khoản đầu tư trái phiếu của ngân hàng đều đúng mục đích, tuân thủ pháp luật và có tài sản đảm bảo. Đây đều là những trái phiếu của các doanh nghiệp, dự án có tài chính và thanh khoản tốt.

"Về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tôi khẳng định các khoản đầu tư của SHB là an toàn tuyệt đối và thanh khoản cao. Điều này đảm bảo an toàn bền vững cho ngân hàng", ông Hiển cho hay. 

Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh cũng đã thông tin về khoản 62.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, các khoản đầu tư trái phiếu và cho vay bất động sản của ngân hàng này đều thuộc về những dự án có đơn vị chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng, đang triển khai bán hàng. Việc ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu vì tin tưởng vào khả năng quản lý rủi ro của mình và sẵn sàng cung cấp nguồn trái phiếu đó cho các cá nhân và doanh nghiệp nếu họ có nhu cầu.

Tuy nhiên, tại ngân hàng BIDV, lãnh đạo của nhà băng này lại có thái độ thận trọng hơn trong mảng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Tại đại hội cổ đông năm 2022 của BIDV, lãnh đạo ngân hàng này cho biết lợi ích của ngân hàng trong cho vay lớn hơn nhiều đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, BIDV rất hạn chế đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Hai năm gần đây, trái phiếu của BIDV tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh, một phần khác là đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

1 giờ trước

Sang nhượng ồ ạt chung cư cao cấp: Thực hư chiêu trò "giảm sâu" để hút khách

1 giờ trước

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

1 giờ trước

Ứng dụng TMĐT giá rẻ Temu vượt mặt ChatGPT và TikTok, được tải nhiều nhất trên Apple Store năm 2024

1 giờ trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

1 giờ trước