Nhượng phòng trọ là gì? Từ A – Z những điều bạn cần biết về thủ tục nhượng phòng trọ hiện nay

Thứ sáu, 23/02/2024-09:02
Có thể thấy, việc chuyển nhượng phòng trọ hiện nay diễn ra phổ biến. Tuy nhiên bởi vì không nắm rõ được những quy định của pháp luật mà nhiều người gặp rắc rối cũng như không thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Vậy thì chuyển nhượng phòng trọ là gì? Những người đi thuê có được phép chuyển nhượng lại phòng trọ cho bên thứ ba hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhượng phòng trọ là gì?

Ghi nhận, hiện nay có rất nhiều trường hợp bên thuê phòng trọ sau khi đã ký hợp đồng với chủ nhà, bởi vì một số lý do nào đó mà chưa sử dụng được hoặc là tạm ngưng sử dụng, có ý định muốn chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Lúc này thì có thể hiểu việc chuyển nhượng phòng trọ chính là việc chuyển nhượng hợp đồng thuê cho bên thứ ba (được hiểu là việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ từ bên thuê hiện tại sang bên thuê mới).


Có thể thấy, việc chuyển nhượng phòng trọ hiện nay diễn ra phổ biến. Tuy nhiên bởi vì không nắm rõ được những quy định của pháp luật mà nhiều người gặp rắc rối cũng như không thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Ảnh minh họa
Có thể thấy, việc chuyển nhượng phòng trọ hiện nay diễn ra phổ biến. Tuy nhiên bởi vì không nắm rõ được những quy định của pháp luật mà nhiều người gặp rắc rối cũng như không thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba. Ảnh minh họa

Người đi thuê có được phép chuyển nhượng phòng trọ cho bên thứ ba không?

Căn cứ theo Điều 475 Bộ Luật Dân sự 2015: Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu như được bên cho thuê đồng ý. 

Điều 34 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng có quy định về quyền của bên thuê phòng trọ, cụ thể:

  • Yêu cầu chủ cho thuê phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ phòng trọ hay nhà ở.
  • Yêu cầu chủ cho thuê mua giao nhà hay là phòng trọ bao gồm cả hồ sơ liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu chủ cho thuê làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất cho đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc thời hạn.
  • Được cho thuê lại một phần hoặc là toàn bộ nhà, phòng trọ và được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ cho bên thuê lại.
  • Yêu cầu chủ nhà cho thuê phải sửa chữa những phần hư hỏng của nhà, phòng trọ trong thời hạn thuê mà không phải là lỗi do mình gây ra.
  • Được cho thuê lại một phần hoặc là toàn bộ nhà, phòng trọ, được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ cho bên thuê lại.
  • Yêu cầu chủ cho thuê phải tiến hành sửa chữa những phần hư hỏng của nhà, phòng trọ trong thời hạn thuê mà không phải do lỗi của mình gây ra.
  • Yêu cầu chủ cho thuê bồi thường thiệt hại nếu như lỗi xuất phát từ bên cho thuê.
  • Có quyền sở hữu nhà, phòng trọ kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho chủ nhà.
  • Những quyền khác ở trong hợp đồng thuê nhà, thuê phòng trọ, công trình xây dựng.
  • Như thế, nếu như không có nhu cầu thuê nữa thì bạn hoàn toàn có thể sang nhượng phòng trọ cho bên thứ ba. Tuy nhiên thì theo Điều 35 của Luật này thì bạn phải cần thông báo với chủ nhà về vấn đề cho thuê lại một phần/toàn bộ cũng như chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ và công trình xây dựng.

Lưu ý khi chuyển nhượng phòng trọ là gì?

Theo như Điều 36 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có ghi rõ: 

  • Bên thuê có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ khi mà chủ cho thuê chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở, phòng trọ khi mà chủ cho thuê chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ phải được lập thành văn bản chữ ký cũng như xác nhận đồng ý của chủ cho thuê vào hợp đồng nhượng phòng trọ.
  • Bên thuê lại cũng phải tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với chủ cho thuê theo những thỏa thuận trong văn bản hoặc hợp đồng chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
  • Chủ cho thuê sau khi đã đồng ý phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên chuyển nhượng phòng trọ, không được thu bất kỳ một khoản chi phí nào liên quan đến chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
  • Bên thuê lại phòng trọ cuối cùng cũng sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo như quy định của pháp luật về đất đai.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà và phòng trọ quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội.

Dù cho người thuê phòng có quyền cho thuê lại sau khi chủ nhà đồng ý tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định. Vậy thì điều kiện chuyển nhượng phòng trọ là gì?. Ảnh minh họa
Dù cho người thuê phòng có quyền cho thuê lại sau khi chủ nhà đồng ý tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định. Vậy thì điều kiện chuyển nhượng phòng trọ là gì?. Ảnh minh họa

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho bên thứ ba

Dù cho người thuê phòng có quyền cho thuê lại sau khi chủ nhà đồng ý tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định. Vậy thì điều kiện chuyển nhượng phòng trọ là gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng được quy định cụ thể như sau:

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn không áp dụng đối với hợp đồng mua bán và thuê mua nhà ở xã hội.

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng phải được đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Có hợp đồng mua bán, thuê mua được lập theo quy định ở Điều 6 Nghị định 02/2022/NĐ-CP.
  • Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (1/3/2022) thì cần phải có hợp đồng đã ký kết. Chủ cho thuê chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. 
  • Trường hợp các bên đã ký hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (1/3/2022) thì phải có hợp đồng đã ký kết. 
  • Chủ cho thuê chưa tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  • Nhà và công trình xây dựng thuộc hợp đồng mua bán, thuê mua thuộc diện không có tranh chấp và khiếu kiện hay bị kê biên, thế chấp để có thể bảo đảm được việc thực hiện nghĩa vụ theo như quy định của pháp luật, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà và công trình xây dựng trước thực hiện đối với toàn bộ hợp đồng.
  • Trong trường hợp chuyển nhượng từng căn nhà riêng hoặc là công trình xây dựng riêng lẻ thì bên nhượng cần thỏa thuận với chủ cho thuê để sửa đổi hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng trước đó hoặc là ký phụ lục hợp đồng trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cho bên thứ ba.

Trình tự và thủ tục hợp đồng chuyển nhượng phòng trọ là gì?

Sau khi biết được chuyển nhượng phòng trọ là gì và đáp ứng được những điều kiện theo quy định, nếu như có nhu cầu thực hiện giao dịch này thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây: 

Chi tiết, theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng được thực hiện cụ thể như sau: 

  • Lập văn bản và công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.
  • Thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo Mẫu số 09 Mục Phụ lục của nghị định này giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành 6 bản, cụ thể: 

  • 02 bản do chủ đầu tư dự án lưu.
  • 01 bản nộp cho cơ quan thuế.
  • 01 bản nộp cho cơ quan nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
  • 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu.
  • 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu.

Không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Trong trường hợp phải công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì phải có thêm 1 bản để lưu ở tổ chức hành nghề công chứng.

Các bên chuyển nhượng hợp đồng phải có trách nhiệm nộp thuế, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật sau khi công chứng.


Không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Ảnh minh họa
Không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Ảnh minh họa

Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận hợp đồng chuyển nhượng

Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng bao gồm 6 văn bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo bản chính hợp đồng.

Trong trường hợp chuyển nhượng một hoặc là một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua thì cần phải nộp bản chính hợp đồng hoặc là phụ lục hợp đồng có nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư.

Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế hoặc là được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. 

Và trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận từ các bên chuyển nhượng, chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không thu được bất kỳ một khoản kinh phí nào.

Sau khi xác nhận vào các văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê, mua nhà, công trình xây dựng, chủ đầu tư giữ lại 2 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cũng như trả lại các giấy tờ còn lại cho các bên chuyển nhượng.


Trong trường hợp chuyển nhượng một hoặc là một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua thì cần phải nộp bản chính hợp đồng hoặc là phụ lục hợp đồng có nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư. Ảnh minh họa
Trong trường hợp chuyển nhượng một hoặc là một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua thì cần phải nộp bản chính hợp đồng hoặc là phụ lục hợp đồng có nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư. Ảnh minh họa

Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được chính thức chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký tính từ ngày văn bản chuyển nhượng hợp đồng được chủ đầu tư xác nhận.

Những trường hợp chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ 2 trở đi bên chuyển nhượng cần phải nộp đủ hồ sơ của các lần chuyển nhượng trước đó và thực hiện theo thủ tục quy định ở điều này.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo như quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

2 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

4 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

5 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

8 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

9 giờ trước