meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nhận quyền sử dụng đất là gì? Điều kiện, thủ tục xin công nhận quyền sử dụng đất?

Thứ tư, 31/01/2024-22:01
Khi các cá nhân, tổ chức sử dụng đất đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Việc được công nhận quyền sử dụng đất rất quan trọng đối với người sử dụng đất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được công nhận quyền sử dụng đất là gì và những quy định liên quan.

Công nhận quyền sử dụng đất là gì?

Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:

“Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.”

Hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Một số lưu ý khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà đất là gì và để hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên trở nên hợp pháp và tránh các phát sinh không đáng có, khi tiến hành làm hợp đồng bạn nên lưu ý một số điều sau đây.

Đất thổ cư là gì? Chuyển đổi sang đất thổ cư năm 2024 mất bao nhiêu tiền?

Thực tế, Luật Đất đai Việt Nam hiện nay không hề tồn tại khái niệm về đất thổ cư là gì. Đây là tên gọi theo dân gian nhằm để chỉ đất với mục đích phân biệt với đất thổ canh hoặc đất canh tác. Vậy, đất thổ cư là gì, những điều cần lưu ý về đất thổ cư và thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư… tất cả sẽ được Meeyland.com giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đất ODT là gì? Những thông tin về đất ODT người dân nhất định phải biết

Đất ODT là gì? Thực thế, nhóm đất ODT thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề về sử dụng, mua bán và tặng cho… đều đã được quy định cụ thể trong Luật Đất đai cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo. Người sở hữu đất ODT phải tuân theo trình tự luật định và tránh sai phạm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Công nhận quyền sử dụng đất là quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
Công nhận quyền sử dụng đất là quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013

Có thể hiểu công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

Căn cứ xác định sử dụng đất ổn định để được công nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) về căn cứ xác định sử dụng đất ổn định để được công nhận quyền sử dụng đất như sau:

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung liên quan tới mục đích sử dụng đất ghi tại một trong các giấy tờ sau:

- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

- Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

- Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

- Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

- Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

- Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

- Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.


Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung liên quan tới mục đích sử dụng đất ghi trên một số loại giấy tờ được quy định cụ thể
Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung liên quan tới mục đích sử dụng đất ghi trên một số loại giấy tờ được quy định cụ thể

Lưu ý:

- Trường hợp thời điểm sử dụng đất được thể hiện trên những loại giấy tờ này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

- Trường hợp không có một trong những loại giấy tờ trên hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú ở cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

Điều kiện công nhận quyền sử dụng đất là gì?

Công nhận quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến nhất để người sử dụng được cấp sổ đỏ. Như vậy, để được cấp sổ đỏ, sổ hồng thì người sử dụng đất phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định trên.

Căn cứ tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân muốn được công nhận quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng điều kiện theo từng trường hợp cụ thể.

1. Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất: Người dân có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

2. Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, cụ thể:

- Không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.

+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Nay được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

- Có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.

+ Không vi phạm pháp luật về đất đai.

+ Nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.


Người đang sử dụng đất ổn định trong một số trường hợp đất có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng không có tranh chấp thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận
Người đang sử dụng đất ổn định trong một số trường hợp đất có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng không có tranh chấp thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận

Nội dung này được chia thành hai trường hợp cụ thể:

Trường hợp 1: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai

Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013 (không có giấy tờ và không phải nộp tiền sử dụng đất), Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất được giao không đúng thẩm quyền) thì cấp Giấy chứng nhận theo các trường hợp sau:

  • Công nhận quyền sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp khác (đất có nhà ở, công trình xây dựng khác, đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp);
  • Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Trường hợp 2: Đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận được quy định với 02 mức độ:

  • Xem xét cấp Giấy chứng nhận (không chắc chắn sẽ được cấp);
  • Được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…”.

Tóm lại, người đang sử dụng đất ổn định trong một số trường hợp đất có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng không có tranh chấp thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận.

Thủ tục xin công nhận quyền sử dụng đất

Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Theo mẫu)
  • Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; giấy chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm.
  • Trích lục hoặc trích đo địa chính
  • Bản án của tòa án, biên bản thi hành án; quyết định thi hành án của cơ quan thẩm quyền, quyết định các cấp (nếu có).
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai; tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cán bộ sẽ hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn.

Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển sang văn phòng đăng ký đất đai để trao cho người được cấp (nếu hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai) hoặc văn phòng đăng ký đất đai gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp (nếu hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã).

Thời hạn thực hiện: không quá 30 ngày làm việc.

Bước 4: Nhận kết quả

Người nộp hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận kết quả/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

23 giờ trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

23 giờ trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

23 giờ trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

23 giờ trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

23 giờ trước