meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đất ODT là gì? Những thông tin về đất ODT người dân nhất định phải biết

Thứ sáu, 26/01/2024-11:01
Đất ODT là gì? Thực thế, nhóm đất ODT thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề về sử dụng, mua bán và tặng cho… đều đã được quy định cụ thể trong Luật Đất đai cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo. Người sở hữu đất ODT phải tuân theo trình tự luật định và tránh sai phạm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Những câu hỏi như: Đất ODT là gì? Đất ODT có những đặc điểm gì? Những lưu ý về đất ODT… là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Tất cả những điều này sẽ được đề cập và giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Đất ODT là gì?

Theo như phụ lục kèm theo của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, đây chính là căn cứ để giải đáp thắc mắc về việc đất ODT là gì.

Thực tế, đất ODT chính là ký hiệu đất ở đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đất ODT gồm có đất dùng để xây nhà ở và công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như tổng diện tích phải năm trong các khu đô thị (gồm có nội ngoại thành thuộc thành phố; nội ngoại thành thuộc thị xã và thị trấn). 


Theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đất ODT gồm có đất dùng để xây nhà ở và công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như tổng diện tích phải năm trong các khu đô thị (gồm có nội ngoại thành thuộc thành phố; nội ngoại thành thuộc thị xã và thị trấn). Ảnh minh họa
Theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đất ODT gồm có đất dùng để xây nhà ở và công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như tổng diện tích phải năm trong các khu đô thị (gồm có nội ngoại thành thuộc thành phố; nội ngoại thành thuộc thị xã và thị trấn). Ảnh minh họa

Thực thế, nhóm đất ODT thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề về sử dụng, mua bán và tặng cho… đều đã được quy định cụ thể trong Luật Đất đai cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo. Người sở hữu đất ODT phải tuân theo trình tự luật định và tránh sai phạm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 

2. Mục đích sử dụng của đất ODT

Bên cạnh thắc mắc đất ODT là đất gì, nhiều người cũng băn khoăn rằng đất đô thị liệu có phải là đất thổ cư hay không? Để giải đáp về vấn đề này, căn cứ vào mục đích sử dụng của nhóm đất ODT được quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai hiện hành sẽ có được câu trả lời.

Theo đó, mục đích sử dụng của nhóm đất ODT gồm có: 

Sử dụng để xây dựng các công trình nhà ở tại đô thị.

Sử dụng để xây dựng những công trình nhà ở tại đô thị.

Sử dụng để xây dựng những hạng mục phục vụ quá trình sinh hoạt.

Trong cùng một diện tích, đất ODT gắn liền với nhà ở có thể tạo dựng một số công trình như hồ, ao, vườn…

Hiểu đơn giản, đất ODT chính là đất thổ cư. Theo đó, người sở hữu loại đất này có thể xây dựng các công trình nhà ở trên diện tích đó. Nếu người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng cần phải theo đúng như trình tự luật định và định hướng quy hoạch, trật tự an ninh cũng như vấn đề môi trường… Hoặc là, khi thực hiện chuyển quyền sử dụng hoặc mua bán, chuyển nhượng, mọi thủ tục cũng phải tuân thủ các quy định đặt ra đối với đất thổ cư.

3. Đất ODT có những lợi thế gì?

Những lợi thế của đất ODT là điều mà không phải ai cũng biết. Đầu tiên, cần nhớ rằng đất ODT có thời hạn sở hữu vô cùng lâu dài. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh của loại đất này cũng rất cao, nên đất ODT cũng đặc biệt thu hút hơn so với những loại hình đất khác.


Những lợi thế về đất ODT được nêu ở trên đã cho mọi người thấy được lợi ích khi quyết định đầu tư vào những dự án này là điều cực kỳ tiềm năng. Ảnh minh họa
Những lợi thế về đất ODT được nêu ở trên đã cho mọi người thấy được lợi ích khi quyết định đầu tư vào những dự án này là điều cực kỳ tiềm năng. Ảnh minh họa

Đất ODT là đất đô thị, vì thế nên nhu cầu sử dụng cũng như mua đất ODT ngày một tăng cao theo thời gian. So với những loại đất khác hiện có, giá trị của đất ODT cao hơn rất nhiều.

Đất ODT vốn là đất ở khu vực đô thị, nơi có số lượng dân cư sinh sống với mật độ khá cao. Những hoạt động chủ yếu của dân cư ở trong khu vực này là phi nông nghiệp. Tại đây tập trung các trung tâm hành chính, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa đầu tư. Do đó, đất ODT góp phần lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như xã hội tại khu vực đó.

Tính trung bình hàng năm, giá trị của đất ODT tăng đều đặn trong khoảng 5-20% trong những năm gần đây. 

Dễ dàng thấy được, những lợi thế về đất ODT được nêu ở trên đã cho mọi người thấy được lợi ích khi quyết định đầu tư vào những dự án này là điều cực kỳ tiềm năng. Trong tương lai, khả năng phát triển của đất ODT sẽ còn tăng cao hơn nữa, giúp người sở hữu có nhiều lợi nhuận, lợi ích hơn.

4. Khi mua và sử dụng đất ODT cần lưu ý những gì?

Như đã nói ở trên, đất ODT có giá trị cao, đồng thời trở thành loại đất mà nhiều người mong muốn sở hữu. Do đó, một khi người dân quyết định mua hoặc đang trong quá trình sử dụng đất cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

Lưu ý khi mua: Trước khi quyết định mua đất ODT, khách hàng cần chú ý đến những vấn đề quan trọng.

- Đầu tiên, tìm hiểu kỹ càng về các điều khoản và thông tin pháp lý có liên quan đến mảnh đất, đồng thời tiến hành kiểm tra xem mảnh đất này có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Đặc biệt khi mảnh đất ODT nằm trong một thửa đất lớn khác. Do đó, những thủ tục như tách thửa, sang tên và cấp sổ đỏ cũng sẽ được thực hiện nhanh hơn trong trường hợp khu đất sở hữu tính pháp lý rõ ràng.

- Xác định khu đất này có đang xảy ra tranh chấp, kiện tụng hoặc kê biên thi hành án hay không. Nếu như mảnh đất ODT đang dính vào một trong những trường hợp nói trên, hợp đồng mua bán chắc chắn sẽ không được công nhận theo quy định của pháp luật.

- Nếu mua đất ODT để xây dựng nhà cửa với thời gian cư trú lâu dài, khách hàng cần quan tâm và chú ý cẩn thận đến thông tin quy hoạch của địa phương trong thời gian sắp tới.

- Ngoài ra, những người sở hữu mảnh đất ODT có thể sử dụng cũng như khai thác đất dựa trên những quy định đã được nêu rõ ràng trong các điều luật. Nếu như có bất kỳ nhu cầu nào về việc muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tiến hành mua bán, chủ sở hữu đất cần liên hệ với phía cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, những cơ quan có thẩm quyền là  UBND cấp tỉnh hoặc cấp thành phố. Đồng thời, khách hàng hoặc người dân cũng sẽ biết thêm các thông tin về quy hoạch và được tư vấn đối với việc chuyển đổi một cách chính xác nhất.

- Lợi nhuận mà đất ODT mang lại cho người dân và các là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề có nên đầu tư vào loại đất này hay không vẫn còn phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau.


Nếu như có bất kỳ nhu cầu nào về việc muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tiến hành mua bán, chủ sở hữu đất cần liên hệ với phía cơ quan có thẩm quyền. Ảnh minh họa
Nếu như có bất kỳ nhu cầu nào về việc muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tiến hành mua bán, chủ sở hữu đất cần liên hệ với phía cơ quan có thẩm quyền. Ảnh minh họa

5. Những bất cập còn tồn đọng với đất ODT

Dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đất ODT cho đến nay vẫn đang tồn tại một số điều bất cập như sau:

- Vì sở hữu nhiều thuận lợi về kinh tế, văn hóa và xã hội… nên đất ODT thu hút đông đảo người dân tập trung sinh sống. Chính vì thế, mật độ dân số tại những khu đô thị thường rất cao, thường dễ dẫn đến một số mặt tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày như: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và các tai tệ nạn xã hội…

- Giá đất ODT trong những năm qua không ngừng tăng cao, đặc biệt là ở những khu đô thị lớn trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… Trên thị trường bất động sản, vấn đề lạm phát giá cả cũng thường xuyên xảy ra. Nếu như muốn sở hữu diện tích đất ODT nhất định, người dân sẽ phải bỏ ra một số tiền rất lớn. 

6. Thời gian sử dụng đất ODT trong bao lâu? Đất ODT có phải đóng thuế hay không?

Khác với một số loại đất thương mại hoặc đất nông nghiệp có thời hạn sử dụng dao động trong khoảng từ 50 năm đến 70 năm, đất ODT thuộc nhóm đất thổ cư. Căn cứ theo Điều 125 Luật đất đai hiện hành, đất ODT có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài, thường loại đất này sẽ không có một quy định giới hạn cụ thể. 

Tuy nhiên, trong trường hợp đất ODT trở thành đất trong diện giải tỏa, người sở hữu sẽ phải giao lại đất cho cơ quan có thẩm quyền; đồng thời nhận đền bù ngang với mức giá đất của nhà nước và một số hỗ trợ khác kèm theo.


Trong trường hợp đất ODT trở thành đất trong diện giải tỏa, người sở hữu sẽ phải giao lại đất cho cơ quan có thẩm quyền; đồng thời nhận đền bù ngang với mức giá đất của nhà nước và một số hỗ trợ khác kèm theo. Ảnh minh họa
Trong trường hợp đất ODT trở thành đất trong diện giải tỏa, người sở hữu sẽ phải giao lại đất cho cơ quan có thẩm quyền; đồng thời nhận đền bù ngang với mức giá đất của nhà nước và một số hỗ trợ khác kèm theo. Ảnh minh họa

Đối với thắc mắc: “Đất ở đô thị có phải đóng thuế hay không?”; thực tế thì thuế sử dụng đất là một khoản tiền nhất định, theo đó người sở hữu đất (thuộc đối tượng chịu thuế) sẽ phải đóng vào ngân sách nhà nước trong quá trình sử dụng. Đồng thời, thuế sử dụng đất cũng được chia thành 2 loại cơ bản, thứ nhất là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thứ hai là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Chính vì thế, đất ODT là đất thuộc nhóm phi nông nghiệp; do đó người sở hữu đất có nghĩa vụ nộp thuế theo định kỳ hằng năm.

Thực tế, số thuế cần nộp bằng số thuế phát sinh, trừ đi số thuế được cơ quan nhà nước cho phép miễn hoặc giảm (nếu có). Trong đó, công thức tính số thuế phát sinh đối với đất ODT sẽ là: (diện tích đất × giá hiện tại của 1m2 đất) × thuế suất.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc đất ODT là gì và những thông tin cần biết, cần lưu ý xoay quanh đất ODT. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đất ODT, từ đó có được cách sử dụng và đầu tư hợp lý. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 ngày trước