meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế Trung Quốc phía sau số liệu lạm phát đạt mức đỉnh 2 năm

Thứ hai, 22/08/2022-18:08
Trong tháng 7 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng toàn phần tại Trung Quốc đã chạm mức đỉnh trong 2 năm qua. Tuy nhiên, lạm phát lõi lại chỉ ra một vấn đề khác như nhu cầu tiêu dùng đang yếu đi.

Giá tiêu dùng tiếp tục tăng

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, theo dữ liệu mới đến từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua đã tăng bật khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn so với mức tăng 2,5% của tháng 6.

Trong năm 2021, chỉ số CPI toàn phần chỉ nhích nhẹ 0,9%. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chỉ số này vẫn có thể coi là đang nằm trong vùng an toàn của chính phủ. Theo NBS, chỉ số CPI tháng 7 tăng là do giá thực phẩm trong nước nhảy vọt. 

Tại trung Quốc, nguyên nhân dẫn đến lạm phát lớn nhất chính là giá thịt lợn. Giá của loại thịt này đã đảo ngược từ mức giảm 6% trong tháng 6 sang tăng 20% trong tháng 7.

Các chuyên gia phân tích nhận định, giá thịt lợn tăng đã kéo theo giá thực phẩm nói chung đi lênh và có khả năng giá của loại protein này sẽ tiếp tục leo thang trong những tháng tiếp theo ngay cả khi Bắc Kinh đã mở kho dự trữ quốc gia và đưa ra các biện pháp nhằm chấn chỉnh nạn đầu cơ, tích trữ hàng.


Một cửa hàng bán thịt tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Một cửa hàng bán thịt tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Tốc độ tăng trưởng CPI toàn phần của Trung Quốc trong tháng 7 là nhanh nhất trong vòng 2 năm qua. Con số này được coi là mức chưa từng thấy kể từ thời điểm tháng 7/2020, đã đạt đến ngưỡng mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc đề ra là 3%.

Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất vẫn thấp hơn so với dự báo tăng 2,9% mà các nhà kinh tế đưa ra trong khảo sát của Wall Street Journal (WSJ).

Chỉ số CPI lõi không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, trong tháng 7 vừa qua chỉ tăng khoảng 0,8%, con số này đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 14 tháng gần đây và đang nằm dưới mức dự đoán của các chuyên gia kinh tế.


Diễn biến lạm phát tiêu dùng và sản xuất của Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2022
Diễn biến lạm phát tiêu dùng và sản xuất của Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2022

Dù hiện tại Trung Quốc không phải vật lộn với tình trạng lạm phát tràn lan như những nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Sự kết hợp của tăng trưởng cơ bản đã chậm lại và giá năng lượng, thực phẩm gia tăng nhanh có thể khiến cho các nhà hoạch định chính sách của đất nước 1,4 tỷ dân rơi vào thế khó giống như những nước khác. 

Nếu chỉ số giá tiêu dùng CPI vượt lên mức mục tiêu 3% của chính phủ nước này, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ phải “đối mặt với những tình huống khó lựa chọn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế”, theo nhận xét của các nhà kinh tế của China International Capital Corporation. 

Họ đã đưa ra dự đoán, đến cuối năm nay chỉ số CPI của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn khoảng 2,3% tuy nhiên con số này có thể tăng trở lại vào năm sau, tiến sát đến mốc 3%. 

Hiện tại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang rất đề phòng việc giá tiêu dùng tăng vọt không ngừng vì lo ngại chúng sẽ gây ra bất ổn xã hội. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, lạm phát giá tiêu dùng trong nước sẽ duy trì dưới 3,5% trong năm 2021, nhờ vào nguồn cung thực phẩm cùng với năng lượng ngày một dồi dào.

Nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu

Ngoài ra, giới chuyên gia nhận định, việc CPI của nước này không tăng cao như kỳ vọng, dù giá thực phẩm đang đi lên. Điều này cho thấy, nhu cầu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ khác đang yếu đi. Chi tiêu hộ gia đình tại Trung Quốc vẫn đang là một trong những mắt xích yếu nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đang trồi sụt trong bối cảnh doanh nghiệp nước này sa thải hàng loạt nhân viên. Thị trường lao động bất động sản của nước này đã lao đốc trong thời gian dài cùng với đó là sự ảnh hưởng của Covid-19 liên tục bùng phát ở nhiều nơi trên cả nước. 

Điều này cũng cho thấy, nỗ lực kích thích tiêu dùng của Trung Quốc đã thất bại trong bối cảnh những biện pháp nhằm hạn chế Covid-19 đã tiếp tục kìm hãm nhu cầu của người dân các địa phương trong nước .

Kể từ đầu tháng 8 năm nay, có hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại hai khu vực cấp tỉnh là Hải Nam và Tây Tạng. Diễn biến này đã khiến chính quyền các địa phương mạnh tay thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch và tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Bắt đầu từ ngày 10/8, Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh Hải Nam đã bị phong tỏa. 

Theo Wall Journal Street, các nhà kinh tế Trung Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng năm nay của nước này bởi các điều kiện kinh tế trong nước đang xấu đi. Cùng với đó, thời điểm này Trung Quốc cũng đang tỏ ra không quá mặn mà đến một gói kích thích có quy mô lớn. 


Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2011-2022
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2011-2022

Cuối tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống mức 3,3% từ 4,4% theo dự báo ban đầu. Hiện tại, IMF cho rằng rủi ro từ chính sách Zero Covid và đà lao dốc của thị trường địa ốc nước này là nguyên nhân chính. 

Tại cuộc họp được theo dõi sát sao vào cuối tháng trước, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu nước này đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% trong năm nay. Bên cạnh đó, họ cũng làm rõ rằng nước này không có kế hoạch triển khai các biện pháp kích thích mạnh tay để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. 

Ông Bruce Pang, nhà kinh tế tại công ty dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle dự đoán rằng, trong tương lai gần, khả năng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hạ lãi suất là rất thấp.

Cũng theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới sẽ có các biện pháp thắt chặt chính sách mạnh mẽ, điều này sẽ khiến cho Bắc Kinh ngày càng khó có khả năng hạ lãi suất vì sợ dòng vốn sẽ tháo chạy ra khỏi Trung Quốc.

Thế nhưng, báo cáo mới nhất của NBS có ít nhất một tin tốt cho Bắc Kinh. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này đã chậm lại tháng thứ 9 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua. Giá hàng hóa toàn cầu được điều chỉnh giảm đã chính là một nguyên nhân giúp cho PPI đi xuống. 

Cụ thể, PPI trong tháng 7 của Trung Quốc chỉ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức tăng 6,1% của tháng 6 và chỉ bằng một phần ba mức tăng 13,5% trong tháng 10 năm ngoái. Lạm phát giá sản xuất hạ nhiệt giúp giảm bớt những áp lực đối với các nhà máy tại Trung Quốc khi mà những doanh nghiệp này đã phải chật vật tìm cách đẩy chi phí sang người tiêu dùng trong thời gian qua.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

45 phút trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

48 phút trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

48 phút trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước