Những nỗi lo đang khiến người dân ngại chi tiền mua nhà lúc này
Theo Thanh Niên Việt, đang có ý định mua thêm một căn chung cư tại TP. Hồ Chí Minh để dành cho con cái sau này khi giá bán căn hộ thứ cấp có xu hướng giảm, anh Tuấn (trú tại Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức) hiện tại vẫn chưa dám xuống tiền vì thấy nhiều thông tin về việc có thể sẽ bị đánh thuế đối với bất động sản thứ 2, thứ 3.
Anh Tuấn cho biết, tới đây, Luật đất đai sửa đổi có thể sẽ thêm nhiều điều khoản về vấn đề thu phí cho giao dịch nhà đất. Cũng chưa biết các quyết định đánh thuế vào tài sản thứ 2 ra sao. Anh Tuấn không lo về mức thuế giao dịch có thể tăng, nhưng lại lo hơn về việc bất động sản thứ 2 liệu có bị đánh thuế sử dụng lâu dài hay không.
Người mua nhà vẫn e ngại khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng
Mặc dù nhiều ngân hàng đã có room tín dụng của năm mới dành cho đối tượng vay mua nhà, trước mắt giải quyết khâu vốn cho nhu cầu ở thực, tuy nhiên, lãi suất cao khiến nhiều người còn e ngại với việc vay ngân hàng để mua nhà.Người mua nhà vỡ kế hoạch trả góp khi "bất ngờ" thất nghiệp
Dự tính trả góp dài hạn từ 15 - 20 năm nhưng có không ít người đã phải tìm cách bán tháo căn hộ khi mới mua bởi bất ngờ thất nghiệp và mất kiểm soát tài chính.Hà Nội lọt top 10 những Thủ đô khó mua nhà nhất thế giới
Theo một nghiên cứu mới được công bố, Hà Nội là một trong mười thủ đô có mức giá nhà “bỏ xa” thu nhập bình quân của người dân.Hơn nữa, vì đang có con nhỏ nên trong khoảng thời gian này, anh cũng dự định cho thuê lại căn hộ để kiếm thêm thu nhập nhưng không biết có phải chịu thuế kinh doanh nhà cho thuê hay không. Căn chung cư mà anh Tuấn tính mua có giá bán gần 70 triệu đồng/m2 nằm tại khu vực quận 2, mức giá này thuộc phân khúc cao cấp, dự đoán sẽ là phân khúc phải chịu thuế khá cao.
Không quá lo lắng như anh Tuấn, anh Hùng (trú tại quận 11, TP. HCM) lại lo ngại về vấn đề trực tiếp hơn là bao giờ thị trường mới phục hồi. Anh Hùng đang có một số vốn tích lũy chưa dùng tới, dự tính nhân lúc thị trường đang trầm lắng thì tìm mua một lô đất để đầu tư. Tuy nhiên, anh cũng lo về việc thời gian đầu tư sẽ kéo dài và bao lâu mới có thể sang nhượng lại mảnh đất để kiếm lời, hay liệu có rơi vào tình huống “chôn tiền trong đất” không thoát được hàng nếu thị trường vẫn chưa thể sớm hồi phục…
“Tôi đã tham khảo rất nhiều nhà đầu tư trước đó, những ai lạc quan sẽ cho rằng khoảng 2 - 3 năm nữa thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại. Còn người bi quan thì cho rằng phải mất ít nhất 5 năm nữa thì thị trường bất động sản mới sôi động như trước. Vì vậy rất khó nói trước là bao lâu sẽ có lời. Tôi cũng phân vân khi để số tiền lớn vào đất lúc này, liệu đây có phải hướng đi đúng đắn” - Anh Hùng chia sẻ.
Với tư cách là một người mua nhà ở thực, chị Mai Huệ (trú tại Dĩ An, Bình Dương) thì lo lắng vấn đề về lãi vay. Nếu mua một căn nhà, khi vay ngắn thì mất 8 - 10 năm, còn vay dài thì 15 - 20 năm. Lãi suất tăng liên tục khiến chị Huệ không có đủ tự tin xuống tiền dù ngân sách dự trù của chị cũng chỉ cần vay khoảng 40% giá trị tài sản. Khác với năm ngoái, hiện tại việc phê duyệt hồ sơ từ ngân hàng đã dễ dàng hơn, nhất là đối với loại hình chung cư, nhà đất nhưng mức lãi suất cho vay lại tăng mạnh.
“Trong 2 năm đầu tiên lãi suất là 9,5%/năm. Nhưng 5 năm sau thì lãi suất thả nổi tính bằng lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng cộng lại với biên độ từ 3 - 4%. Hiện nay nếu tính mức lãi suất thả nổi trung bình sẽ từ 12 - 14%/năm. Như vậy, nếu vay 1 tỷ đồng trong 15 năm thì trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi phải trả 13 - 15 triệu đồng. Quả thực là con số không nhỏ” - Chị Huệ nói.
Khảo sát từ Báo cáo tâm lý người dùng nửa đầu năm 2022 được Batdongsan.com.vn công bố cho thấy, khi được hỏi về dự định mua BĐS trong vòng một năm tới, người có càng nhiều BĐS lại càng có xu hướng mua thêm nhà, đất.
Tỷ lệ người dự tính mua trong năm nay là 46% đối với người chưa có BĐS nào, 78% với người sở hữu 2 BĐS và 87% với người sở hữu từ 3 BĐS trở lên. Dù nhu cầu về nhà ở chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng thực tế người mua đang e dè vay vốn ngân hàng. Không thiếu những trường hợp khách hàng đã lên kế hoạch mua nhà và làm hồ sơ vay tiền nhưng cuối cùng vẫn thận trọng, xem xét vì lãi suất tăng cao.
Hiện nay có 4 ngân hàng “quốc dân” đều dự kiến giảm mức lãi suất cho vay để hỗ trợ người mua nhà. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng thương mại khác đều chưa có động thái gì giúp người mua nhà giảm bớt cảm giác lo ngại có thể “sảy chân” nếu lãi vay tăng cao.
Việc mất cân đối trong bài toán tài chính là một lý do khiến người mua nhà có nhiều khả năng rơi vào tình trạng rủi ro khi lãi suất ngày càng tăng, thu nhập người dân sụt giảm. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, người mua nên tính toán kỹ mức tài chính phù hợp khi mua nhà, chỉ nên vay mua khi chắc chắn về mức thu nhập chiếm từ 50 - 70% giá trị cần thanh toán. Cũng tức là, phần trả gốc lãi hàng tháng chỉ nên chiếm khoảng 20 - 30% thu nhập của gia đình. Khi mua đầu tư thì nên vay từ 30 - 40% giá trị sản phẩm.
Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, mức lãi suất cho vay cao chính là vấn đề khiến người mua bất động sản lo ngại nhất. Đặc biệt, khách hàng không thể dự trù được mức lãi suất thả nổi sẽ diễn biến như thế nào nên khó có thể đưa ra kế hoạch tài chính trả nợ. Vị chuyên gia cho rằng, ngân hàng có lãi suất thả nổi sẽ đẩy người vay vào thế khó khăn và chịu nhiều rủi ro khi vay mua nhà trong thời gian dài. Vì vậy, cần có lãi suất cố định áp dụng cho người mua nhà, việc này sẽ thúc đẩy người mua nhà dễ dàng tiếp cận vốn vay và góp phần gia tăng thanh khoản trên thị trường.