Nhiều doanh nghiệp BĐS đuối sức, không có tiền trả lương người lao động
BÀI LIÊN QUAN
Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn từ những số liệu vĩ mô 10 tháng đầu năm 2022Thị trường nhà ở thời gian tới, liệu nguồn cầu có đủ sức giao dịchThị trường bất động sản liệu đã hoàn toàn thích nghi với trạng thái “hậu Covid - 19”Doanh nghiệp địa ốc đang dần đuối sức
Có lẽ việc trái phiếu và chính sách tín dụng bị kiểm soát đang trở thành những yếu tố vắt kiệt sức chống đỡ của các doanh nghiệp bất động sản sau khoảng thời gian dài chịu trận vì dịch bệnh. Đó là thời điểm ghi nhận tình trạng doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt sức rõ nhất vì không đủ vốn.
Suốt thời gian qua, một sàn bất động sản khá lớn ở thành phố HCM đã phải chia nhỏ lương khi trả cho nhân viên. Kể từ thời điểm siết tín dụng đã là hơn 6 tháng nhưng việc bán hàng của doanh nghiệp không mấy khả quan và dường như chỉ là cầm chừng. Đến thời điểm này vừa không tiếp cận được nguồn vốn vay vừa không bán được hàng đã khiến doanh nghiệp dần suy yếu. Khi nhân viên phải nhận lương chậm trễ hoặc chia nhỏ vì doanh nghiệp phải tìm nguồn để bù vào gây ảnh hưởng tới bộ máy.
Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư BĐS than khó bán nên hết tiền
Trước đó có tiền đã dồn hết vào bất động sản, nhiều nhà đầu tư hiện nay đang cạn kiệt tiền bởi thị trường trầm lắng nên không bán được đất.Quy định thời hạn sở hữu chung cư sẽ làm ảnh hưởng tâm lý người dân, xáo trộn thị trường BĐS
Việc thực hiện quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được nhận định sẽ làm giảm giá nhà những năm tới, tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua nhà hơn. Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ gây “xáo trộn” thị trường bất động sản, cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà đầu tư.Dân văn phòng rủ nhau hùn vốn mua BĐS “bán tháo”: Chuyên gia nói gì?
Chứng kiến nhiều nhà đầu tư bán tháo bất động sản, không ít dân văn phòng rủ nhau chung tiền mua lại. Họ đang có tâm lý đây là thời điểm tốt nhất để sở hữu những sản phẩm đất nền có vị trí đẹp giá rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc bắt đáy thời điểm này chưa chắc đã hết rủi ro.Một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Q2 TP HCM cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi không bán được hàng mấy tháng nay, trong khi chi phí để nuôi 400 nhân sự quá lớn nên doanh nghiệp rất chật vật. Nhiều nhân sự đã bị giảm lương, cắt giảm hoặc chậm lương. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp bày tỏ cảm thấy trở ngại và có những dấu hiệu tê liên hơn giai đoạn dịch hoành hành. Thanh khoản thị trường lao dốc, cùng dòng tiền thiếu hụt đã khiến doanh nghiệp lao đao chạy đi lo chi phí cho từng bữa.
Một doanh nghiệp lớn tại khu vực phía Nam cũng rơi vào tình trạng đuối sức không kém. Doanh nghiệp có trụ ở tại Quận 1 than thở rằng khó tiếp cận dòng tiền mà lại không ra được hàng nên họ phải gồng gánh nhiều thứ, trong đó có lãi vay những khoản trước đó. Ở thời điểm này, nguồn vốn tiếp cận từ trái phiếu lại càng khó hơn. Đại diện doanh nghiệp này than thở rằng: “Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn”.
Theo ghi nhận, việc NHNN liên tục đưa ra động thái kiểm soát chặt dòng vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đã gây nên tình trạng khó huy động vốn vay của cộng đồng doanh nghiệp địa ốc. Theo đó, họ không có dòng tiền để đẩy mạnh triển khai dự án hoặc thực hiện những dự án mới.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc duy trì bộ máy chỉ để giữ chân nhân viên, họ đã rơi vào tình trạng khốn đốn khi không còn tiền để trả nợ vay. Giao dịch bị giảm nghiêm trọng, nhiều dự án đã không thể diễn ra theo đúng tiến độ.
Nguồn vốn bị bóp nghẹt, tồn kho bất động sản tăng
Theo số liệu báo cáo, số ngày hàng tồn kho bất động sản đã chạm mốc 1.500, ngang với việc phải mất tới gần 4 năm mới bán hết. Đặc biệt, lượng hàng tồn kho chủ yếu tập trung ở những phân khúc căn hộ hạng A và hạng B.
Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy số lượng hàng tồn kho tính riêng ở thị trường TP HCM đã đạt 4.400 căn, chiếm 60% tổng hàng tồn kho sơ cấp trên toàn thị trường. Đây là mức cao nhất tính từ năm 2019. Trong đó, phân khúc căn hộ hạng B và hạng A là dòng sản phẩm nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho, chiếm 89% tổng lượng hàng tồn tại thị trường TP HCM.
Trong quý III/2022, lượng giao dịch căn hộ giảm 89% so với quý trước đó khi chỉ đạt 900 căn. Tỉ lệ hấp thu ở mức 15%, thấp nhất tính từ năm 2019. Các dự án mới trong đó cũng chỉ đạt tỷ lệ hấp thụ là 35%.
Chuyên gia Savills cho biết việc hạn chế tín dụng vào bất động sản đã khiến người mua nhà và chủ đầu tư gặp khó.
Cùng nguồn vốn từ tín dụng, trái phiếu bị siết chặt, tồn kho bất động sản tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình trạng đuối sức do thiếu vốn. Theo dự báo, tình hình này cũng sẽ không khả quan đến đầu năm 2023.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho biết ngoài tồn kho các sản phẩm hoàn thiện, tồn kho của các doanh nghiệp chủ yếu nằm ở chi phí liên quan trực tiếp tới dự án đang xây dựng dở dang. Nhiều dự án sau khi trải qua 2 năm chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh đã phải tạm dừng thực hiện hoặc đổi mới kế hoạch đầu tư do thiếu vốn và giá nguyên vật liệu lại tăng cao.
Bởi vậy, điều đó đã khiến tổng giá trị tồn kho của nhiều doanh nghiệp vượt ngưỡng. Điều chưa kể là một số doanh nghiệp lớn đã tận dụng cơ hội để đẩy mạnh M&A dự án trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm là lý do khiến giá trị tồn kho tăng liên tục.
Ông Châu khẳng định: “Từ giờ đến cuối năm, tình trạng doanh nghiệp bất động sản kiệt sức sẽ ngày càng nhiều nếu kênh huy động vốn không được mở. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp sẽ khó chống chọi được. Do thị trường thứ cấp đang trầm lắng và người có nhu cầu sẽ thấy thật khó tạo lập được nhà ở hơn trước nên nhà đầu tư thứ cấp cũng sẽ gặp khó khăn”.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM đã đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP trong văn bản mới đây, theo hướng chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, đặc biệt là trái phiếu riêng lẻ để hoạt động phát hành trái phiếu trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa hiệu quả cho thị trường bất động sản và nền kinh tế.
Ông Châu cho biết trái phiếu và tín dụng là những kênh huy động không thể thiếu với sự sống của các công ty bất động sản. Không một doanh nghiệp nào có dòng vốn tự thân đủ mạnh để tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài. Do đó, việc nới tín dụng là rất cần thiết để tạo điều kiện cho trái phiếu doanh nghiệp phát triển một cách lành mạnh.