Thị trường bất động sản liệu đã hoàn toàn thích nghi với trạng thái “hậu Covid - 19”
Theo TTXVN, vì chịu ảnh hưởng từ Covid - 19 suốt 2 năm qua, nguồn cung nhà ở thiếu hụt vì dự án bị hạn chế cấp phép, ngân hàng siết tín dụng… Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, khi những khó khăn về chính sách được tháo gỡ thì thị trường sẽ có bước nhảy vượt bậc.
Thực tế, sau một năm thì dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, nền kinh tế phục hồi tích cực với những mảng tăng trưởng kỷ lục, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát, đảm bảo cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện.
Doanh nghiệp ngán ngẩm, người dân nản lòng vì 245 dự án NƠXH “dài cổ” chờ thủ tục
Các bộ ngành từng nhiều lần lên tiếng về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu có nhà của người dân. Tuy nhiên, thông tin 245 dự án nhà ở xã hội đang phải nằm chờ thủ tục khiến các nhà đầu tư ngán ngẩm, người thu nhập thấp, công nhân nản lòng.Chuyên gia pháp lý chỉ ra những rủi ro khi mua NƠXH kiểu “đi đêm”
Vì ham rẻ và muốn có nơi ở ngay, nhiều người đã mua lại các căn nhà ở xã hội chưa được phép bán hoặc mua qua cò mồi. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng, những hợp đồng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý mà người chịu thua thiệt sau này chính là khách hàng.Hà Nội nghiên cứu làm NƠXH tập trung, đồng bộ: Giá nhà có giảm?
Thông tin vô cùng vui mừng đối với những người lao động có thu nhập thấp khi lãnh đạo Hà Nội khẳng định, thành phố đã kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ. Và việc xây dựng này sẽ được thực hiện bằng ngân sách.Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản - Nguyễn Đức Lập nhận xét, qua một năm thực hiện Nghị quyết 128, Chính phủ cũng có thêm nhiều quyết sách phù hợp với bối cảnh chung của đất nước. Đầu tư công, phát triển hạ tầng khung và kết nối giữa các địa phương, vùng kinh tế được ưu tiên đẩy mạnh đã tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Việc tập trung xây dựng, điều chỉnh hoàn thiện các đồ án quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương nhằm tạo tiền đề cho thời kỳ phát triển mới. Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chủ động, tích cực tuyên truyền, lắng nghe, lấy ý kiến của nhân dân, doanh nghiệp… để hoàn thiện và đề xuất Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi), cho ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi)… Điều này thể hiện tinh thần tích cực, cầu thị, lắng nghe đa chiều.
Nhất là việc Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã kịp thời điều chỉnh chính sách, đưa ra chỉ đạo, cảnh báo khi thị trường BĐS sốt nóng trên nhiều địa phương. Qua đó góp phần hạ nhiệt, tránh để thị trường rơi vào tình trạng bong bóng, gây tác động xấu lên nền kinh tế.
Đặc biệt, việc xử lý kịp thời hành vi đấu giá ảo nhằm thao túng thị trường BĐS hay những hành vi thao túng thị trường chứng khoán, trái phiếu góp phần ổn định an ninh cho thị trường tiền tệ - tài chính quốc gia.
Ông Lập cho hay, tuy Việt Nam phải đối mặt với bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới phức tạp và lạm phát toàn cầu tăng cao, nhưng với các chính sách ưu tiên "ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn" đang quyết liệt thực hiện đã giúp Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát. Đồng thời kéo mức tăng trưởng kinh tế đạt kỷ lục sau 9 tháng đầu năm.
Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, thị trường BĐS đã có sự phục hồi rõ nét sau 2 năm dịch bệnh. Đối với phân khúc căn hộ, nguồn cung mới có sự phục hồi và tập trung vào căn hộ cao cấp. Sau khi đạt đỉnh, kể từ năm 2020 tới nay, nguồn cung căn hộ ngày càng sụt giảm vì yếu tố pháp lý, dịch bệnh.
Tuy trong nửa đầu năm nay, nguồn cung vẫn còn ở mức thấp nhưng với thị trường lớn như TP. HCM thì vẫn có sự phục hồi tốt với khoảng 16.000 căn hộ, vượt nguồn cung cả năm 2021.
Dự kiến, từ nay tới năm 2025, nhiều dự án mới sẽ được mở bán, giá nhà ở tiếp tục tăng nhưng không quá cao. Mặt bằng giá căn hộ tại TP. HCM hiện là 58 triệu đồng/m2, dự báo tới năm 2024 là 62 triệu đồng/m2, tương đương mức tăng 4%.
Các chuyên gia cho rằng, trong quý cuối năm nay, thị trường BĐS vẫn phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung sản phẩm mới. Tuy nhiên còn nhiều xung lực để lạc quan vào năm 2023 như chính sách pháp luật, tăng trưởng GDP, quy hoạch hạ tầng, cho vay tín dụng…
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Điều này tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường BĐS sau một thời gian trầm lắng kéo dài.
Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - Nguyễn Văn Đính cho hay, thị tường sau một thời gian bị dồn nén nay sẽ bật dậy rất mạnh. Vì vậy, các nhà đầu tư trong thời gian tới, dù có xuống tiền cho phân khúc nào cũng sẽ có cơ hội.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải sớm đưa ra giải pháp mạnh hơn để giúp thị trường minh bạch nhằm giúp cung - cầu đồng nhất. Ngoài ra, cần có giải pháp căn cơ để chặn lại đà tăng giá ảo trong giai đoạn tới.
Giám đốc Savills Hà Nội - Ông Matthew Powell cho rằng, sau khi kiểm soát được đại dịch, hoạt động trên thị trường BĐS sau thời gian bị nén lại có dự báo sẽ sôi động hơn. Thị trường vẫn có những lợi thế nền tảng về nhân khẩu học và sự gia tăng vốn sở hữu cá nhân. Vì vậy, điểm tích cực là nhu cầu về BĐS nhà ở vẫn được ghi nhận rất tốt.
Tuy hiện tại vẫn có những hạn chế nhất định, nhưng các doanh nghiệp và nhà đầu tư BĐS đang tận dụng giai đoạn này để chuẩn bị những kế hoạch kinh doanh sau khi thị trường mở cửa trở lại, để có thể trở về trạng thái bình thường sớm nhất.
TS Phan Đức Hiếu nhìn nhận, trước khi thực hiện Nghị quyết 128, các doanh nghiệp bị động và lúng túng khi sản xuất, kinh doanh vì không lường hết được các biện pháp chống dịch. Nhưng sau khi có Nghị quyết 128, doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và không phải lo lắng bị chấm dứt hay gián đoạn. Người dân cũng có thể đảm bảo kế hoạch sinh sống và làm việc diễn ra một cách dài hạn hơn.