meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp ngán ngẩm, người dân nản lòng vì 245 dự án NƠXH “dài cổ” chờ thủ tục

Thứ ba, 11/10/2022-07:10
Các bộ ngành từng nhiều lần lên tiếng về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu có nhà của người dân. Tuy nhiên, thông tin 245 dự án nhà ở xã hội đang phải nằm chờ thủ tục khiến các nhà đầu tư ngán ngẩm, người thu nhập thấp, công nhân nản lòng.

Hơn 300.000 căn hộ đang nằm chờ

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Văn bản này Bộ Xây dựng gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có hơn 400 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, quy mô xây dựng trên 454.000 căn đang triển khai đầu tư. Trong số này có có 245 dự án nhà ở xã hội với  quy mô 300.000 căn hộ đang chờ thực hiện thủ tục đầu tư; 156 dự án quy mô gần 157.000 căn hộ đang đầu tư xây dựng.




245 dự án nhà ở xã hội đang "dài cổ" chờ thủ tục.
245 dự án nhà ở xã hội đang "dài cổ" chờ thủ tục.

Hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM dẫn đầu số lượng về có các dự án nhà ở xã hội đang triển khai. Cụ thể, TP.Hà Nội có 38 dự án đang chờ làm thủ tục. Nếu 38 dự án này hoàn thành, khoảng gần 34.000 căn hộ sẽ được cung cấp ra thị trường.  Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có khoảng 5 dự án đang xây dựng dự kiến cung cấp khoảng gần 7.000 căn hộ cho người dân.

Trong khi đó, TP.HCM hiện có 11 dự án đang chờ hoàn thành các thủ tục đầu tư với gần 9.000 căn hộ, 38 dự án đang xây dựng dự kiến cung cấp khoảng trên 45.000 căn hộ ra thị trường trong thời gian tới đây. Tại một số “thủ phủ” của các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và thành phố lớn như Đà Nẵng, hàng chục dự án nhà ở xã hội cũng đang được chờ hoàn thiện các thủ tục để thực hiện đầu tư.

Báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra, hiện nay, trên đại bàn cả nước đã hoàn thành xây dựng trên 300 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân khu công nghiệp. Khoảng gần 156.000 căn hộ với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2 đã đang và sẽ đến với những người dân nằm trong đối tượng được mua nhà. Từ đầu năm đến nay có 17 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp trên cả nước được khởi công xây dựng.

Cũng trong báo cáo này, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp trên cả nước, Bộ Xây dựng đang tiếp tục lấy ý kiến lần 2 với các bộ: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 để trình Thủ tướng quyết định.

Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp vào đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách nhà ở xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu nhà ở của công nhân lao động vẫn rất cấp bách.

Thủ tướng dẫn chứng về việc có đến thăm một số nơi công nhân ở, nhất là các tỉnh có khu công nghiệp thấy rất vất vả, chật hẹp và tự phát nhiều hơn là có sự lãnh đạo chỉ đạo. Chỗ ở các công nhân và con em họ còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về diện tích, không gian. Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cùng thảo luận cần đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Bởi phát triển nhà ở xã hội là một nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đó còn là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và người dân.

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị từng rất nhiều lần nhấn mạnh, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là ưu tiên hàng đầu của ngành xây dựng. Tư lệnh ngành xây dựng cho biết, nhà ở công nhân đến nay mới đạt 7,3 triệu m2/12,5 triệu m2 theo như kế hoạch. Trong số này, nhà ở cho công nhân chỉ là 2,7 triệu m2 với gần 55.000 căn hộ. "Nhiều dự án này triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây, sau khi có gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ được công bố", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.

Thủ tục rườm rà “cản bước” nhà ở xã hội

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Lê Hoàng Châu là người rất quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội. Ông nói rằng, trước đây UBND TP.HCM có công văn chỉ đạo thủ trưởng các sở ngành, quận huyện về việc nếu quá 15 ngày đơn vị được xin ý kiến nhưng không trả lời thì coi như đồng ý với ý kiến của đơn vị xin ý kiến. Nhưng sau đó, các cơ quan chức năng “không dám thực hiện”. Nhiều doanh nghiệp rất nóng ruột khi dự án của mình vẫn đang nằm ở chế độ chờ nhưng mỗi ngày trôi qua họ đều phải trả lãi ngân hàng.




Ông Lê Hoàng Châu. 
Ông Lê Hoàng Châu. 

Ông Châu phân tích, hiện nay, các doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở xã hội đang rất đau đầu vì câu chuyện miễn tiền thuế sử dụng đất. Bởi theo quy định, doanh nghiệp được miễn 100% tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, họ phải chờ một thời gian dài để các cơ quan chức năng tính ra số tiền sử dụng đất và sau đó mới quyết định miễn tiền sử dụng đất. Thậm chí, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua đất theo giá thị trường sau đó nhận tiền hoàn trả theo giá nhà nước.

"Các doanh nghiệp tỏ ra khá ngán ngẩm vì các thủ tục hành chính quá lâu khi xây dựng nhà ở xã hội. Trong khi đó, người dân cũng nản lòng vì hiện nay thiếu nhà ở xã hội một cách trầm trọng. Đến bao giờ người thu nhập thấp, công nhân có nhà vẫn là câu hỏi lớn của chúng ta hiện nay", ông Châu chia sẻ.

Cũng trao đổi về vấn đề này, TS.Lê Bá Chí Nhân chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện Chính phủ đã và đang cải cách triệt để về hành chính. Điều này hướng đến việc các nhà đầu tư, người dân tiếp xúc được nhanh hơn. Thực tế cho thấy, hiện nay, một dự án được đầu tư kể từ khi có chủ trương cho đến khi có giấy phép thực hiện cũng phải kéo dài trên 2 năm (quy hoạch 1/500). Trong khi đí, vấn đề tính đến dòng tiền sẽ rất chậm trễ.

“Tôi lấy ví dụ, năm 2017 thị trường BĐS đang nóng nhưng đến 2020 mới có giấy phép thì lúc này cơ hội đầu tư đã mất đi”, T.S Lê Bá Chí Nhân phân tích.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

TS. Lê Xuân Nghĩa: Phương pháp đấu giá nhiều vòng đang phản tác dụng

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM: Hoán đổi quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội là vấn đề phức tạp

Luật sư Trần Minh Hùng: Cần chế tài mạnh hơn để xử lý các sai phạm trong đấu giá đất

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

22 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

22 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

22 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

22 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

22 giờ trước