Hà Nội nghiên cứu làm NƠXH tập trung, đồng bộ: Giá nhà có giảm?
BÀI LIÊN QUAN
Tại sao nhà ở xã hội mãi không đến tay người có nhu cầu thực?Điều chỉnh quy hoạch quỹ đất đô thị phát triển nhà ở xã hộiNghịch lý nhà ở xã hội lại vắng người muaNhà ở xã hội đồng bộ, tập trung
Câu chuyện thiếu nguồn cung nhà ở xã hội chưa bao giờ là chủ đề bớt nóng và vơi bớt đi sự quan tâm của dư luận xã hội. Mới đây, theo thống kê, sau 5 năm, những căn nhà ở xã hội tại Hà Nội có giá tăng gấp đôi thời điểm mua cũng khiến dư luận dậy sóng. Điều này có nghĩa nguồn cùng trong phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân quá hiếm. Đến nỗi những căn hộ đã ở được 5 năm đang có giá ngang ngửa nhà ở thương mại. Nhiều người đang vô cùng sốt ruột khi mua nhà ở xã hội mới thì không có, nếu mua lại thì giá quá cao.
Bài toán xây dựng dựng nhà ở xã hội đã được Chính phủ, Bộ Xây dựng nói đến rất nhiều. Mới đây, nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản cũng bày tỏ mong muốn xây dựng nhà ở xã hội với mục tiêu và ý nghĩa xã hội là chính. Bởi, nhiều chủ đầu tư từng nói rằng, xây nhà ở xã hội hầu như tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Trong khi đó, thủ tục xây dựng loại hình nhà ở này quá rườm rà. Minh chứng cho điều đó là việc 245 dự án nhà ở xã hội đang trong quá trình chờ hoàn thiện thủ tục để xây dựng.
Giấc mơ có nhà của những công nhân, người lao động lúc ẩn, lúc hiện. Mỗi khi có thông tin về việc các doanh nghiệp sẽ tập trung vào xây dựng nhà ở xã hội, họ lại nghĩ đến viễn cảnh sẽ được sở hữu tổ ấm của mình. Nhưng rồi sau đó, để kiếm được một suất mua nhà ở xã hội thì khó ngang lên trời. Bởi dự án ít, người mua nhiều.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đưa ra thông tin khiến nhiều người qua tâm. Theo đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thay vì đầu tư trên phần đất 20% trong các khu đô thị, Hà Nội đã có kiến nghị với Chính phru về việc cho phép thực hiện nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ, toàn diện. Chưa dừng lại ở đó, thành phố Hà Nội còn có chủ trương đầu tư bằng nguồn ngân sách cho phần hạ tầng xã hội tại các khu đô thị. Điều này nhằm đến việc giảm giá thành cho người dân.
Trước đó, vào đầu tháng 7 năm nay, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Chương trình phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu của Hà Nội trong giai đoạn này là đáp ứng gần 7 triệu m2 nhà ở xã hội cho người dân. TP lên kế hoạch xây dựng 2 khu nhà ở xã hội tập trung và chuẩn bị đầu tư các dự án còn lại. 2 khu nhà ở xã hội đã được quy hoạch ở huyện Đông Anh. Ba khu nhà ở xã hội tập trung đang nghiên cứu quy hoạch tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì và xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.
Hà Nội cũng đặ mục tiêu đến 2030, tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có nhà ở xã hội phụ vụ các công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp. Hiện nay, diện tích bình quân sàn nhà ở là 27m2 và sẽ tăng lên 32 m2 vào năm 2030.
Giá nhà ở xã hội sẽ rẻ hơn?
Về vấn đề này, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam đánh giá, đề xuất của thành phố Hà Nội mang tính đồng bộ, phù hợp thực tiễn và có tính khả thi cao. Theo vị này, việc xây dựng dự án nhà ở xã hội riêng biệt, tập trung, không xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại là hợp lý. Nó sẽ hạn chế tình trạng tiêu cực trong phân phối nhà ở xã hội và môi trường sống của người dân cũng phù hợp hơn. Bên cạnh đó, quy định này cũng sẽ giúp việc xây dựng nhà ở xã hội được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hơn. Cư dân cũng được sống tại môi trường phù hợp với họ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trương Hào, CEO Công ty BĐS Thịnh Phát Land cho rằng, chính sách xây dựng nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ rất hợp lý, vừa có lợi cho doanh nghiệp, cho nhà nước và cho cả người dân. Bởi hiện nay, quy định phải dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại xây nhà ở xã hội khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc xây dựng. “Dự án là một chung cư thương mại hạng sang có giá lên đến 70-80 triệu đồng/m2 nhưng họ xây bên cạnh 1 khu nhà ở xã hội nhìn rất mất cân đối. Hơn nữa, khi xây nhà ở thương mại, khu đô thị cao cấp, chủ đầu tư phải thiết kế không gian, kiến trúc, cảnh quan hạng sang. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhà ở xã hội sẽ khiến kiến trúc, không gian bị mất cân đối, thiếu thẩm mỹ. Chắc chắn những khách hàng bỏ ra số tiền lớn cũng không thích điều này. Điều này cũng khiến việc bán hàng của chủ đầu tư bị ảnh hưởng”, ông Hào nói.
Theo CEO Nguyễn Trương Hào, việc xây dựng khu nhà ở tập trung đồng bộ sẽ rất thuận tiện cho người dân. Nghĩa là khu nhà ở xã hội sẽ không bị manh mún, đồng bộ, đầy đủ tiện nghi từ siêu thị, trường học, bệnh viện cho đến không gian cảnh quan. Bên cạnh đó, những khu nhà ở xã hội này được xây dựng ở các khu vực ven đô, rất thuận tiện khi di chuyển đến các khu công nghiệp.
CEO này chia sẻ: “Rất nhiều chủ đầu tư khi xây dựng nhà ở thương mại đều muốn xin nộp trả quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội bằng tiền. Chủ đầu tư sẽ thanh toán tiền cho Nhà nước theo giá thị trường. Số tiền này sẽ được sử dụng vào việc phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Còn một số chủ đầu tư khác thì muốn hoán đổi vị trí xây dựng nhà ở xã hội sang khu đất khác để phù hợp hơn với quy hoạch chung. Nhiều chủ đầu tư rất có ý thức trong việc phát triển nhà ở xã hội nhưng chẳng ai muốn khu đô thị mình xây dựng vừa là bình dân, vừa là cao cấp cả”.
Cũng theo CEO Thịnh Phát Land, việc Hà Nội sẽ xây dựng hạ tầng xã hội bằng ngân sách sẽ giúp giá nhà thấp hơn đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội được xây bởi các doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, tiền hạ tầng sẽ không tính vào giá bán, người mua nhà sẽ có giá hợp lý nhất. Bởi đối với những người thu nhập thấp, vấn đề giá cả mới là điều họ đáng lưu tâm. Họ không cần cảnh quan quá đẹp, quá tiện nghi mà chỉ cần mua được căn nhà giá hợp túi tiền. Khi xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung, Hà Nội cũng cần lưu ý đến vấn đề kết nối giao thông như hệ thống xe buýt.