Thị trường trầm lắng, nhà đầu tư BĐS than khó bán nên hết tiền
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nhà đầu tư BĐS trông chờ “ván cờ mới”, cắt lỗ để thoát hàngChiết khấu giá bán trái phiếu nhưng nhà đầu tư vẫn không thấy lực cầuĐất nền giảm giá, nhà đầu tư bất động sản có nên xuống tiền "bắt đáy"?Theo Nhịp sống thị trường, lãi suất liên tục tăng cao trong bối cảnh các chính sách tiền tệ được kiểm soát chặt chẽ, thanh khoản giảm tại nhiều nơi. Hơn nữa, các nhà đầu tư chỉ trả lời nhanh gọn là “Hết tiền” dù được chào mời săn đón nhiệt tình từ môi giới.
Chủ phòng giao dịch bất động sản tại ven Hà Nội, anh Vũ Hải cho hay văn phòng của anh trở nên vắng vẻ suốt nửa năm qua khi khách hàng tới ngày một ít. Thậm chí có những hôm không có khách hàng nào tới.
Anh nói: “Thị trường ảm đạm, nhiều anh em xin nghỉ, chỉ còn lại tôi và một số người đã làm lâu vẫn tiếp tục làm việc này. Hiện nay mức giá cũng đã hạ nhiều nhưng thanh khoản lại sụt giảm mạnh. Điều này hoàn toàn trái ngược với trước kia, giá tăng cao nhưng sức mua lại rất lớn”.
Anh Hải đã tăng thêm phí quảng cáo để tăng cường lượng giao dịch. Ngoài ra, cũng thường xuyên gọi cho các nhà đầu tư để chào mời mua bất động sản.
Bất động sản kho bãi, điểm sáng cho nhà đầu tư
Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư đang điêu đứng ở các phân khúc khác thì bất động sản kho bãi lại là điểm sáng cho các nhà đầu tư. Sau 2 năm đại dịch hoành hành, bất chấp nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khó khăn nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu kho bãi, nhà xưởng tăng mạnh.Thị trường BĐS chững lại, tâm lý nhà đầu tư "tay to" cũng chao đảo
Ở thời điểm hiện tại, dù là những người có tiềm lực tài chính, thậm chí là kinh nghiệm hoạt động trên thị trường bất động sản cũng "đứng ngồi không yên".Nhiều nhà đầu tư BĐS trông chờ “ván cờ mới”, cắt lỗ để thoát hàng
Không ít nhà đầu tư cắn răng để bán bằng được bất động sản chấp nhận thiệt đơn, thiệt kép. Họ muốn làm lại “ván cờ mới” khi không thể tiếp tục gồng lãi suất. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một bài học lớn về việc lên kế hoạch nguồn vốn để đầu tư bất động sản cho nhiều người trong thời gian tới.Anh Hải nói: “Tôi gọi những nhà đầu tư quen lâu năm, tuy nhiên họ than rằng hết tiền và chưa định quay lại đầu tư lúc này. Bởi lẽ, trước đây họ đã cho hết tiền vào đất. Hiện tại, nguồn tiền khó, nên hầu hết nhà đầu tư không có đòn bẩy để mua. Tôi cho rằng thị trường cuối năm cũng khó cải thiện giao dịch, không giống với những năm trước, càng về cuối năm người mua càng nhiều”.
Theo chia sẻ của anh Minh, một nhà đầu tư tại Hà Nội, anh đã dồn hết tiền để đầu tư vào đất nền trong khi thị trường sốt nóng. Thế nhưng, việc giao dịch được ở thời điểm này là rất khó, nếu bán đi sẽ buộc phải chấp nhận cắt lỗ.
Anh Minh nói: “Có tiền nên tôi dồn hết mua đất rồi. Hiện tại đúng là không còn tiền. Hầu hết các mảnh đất của tôi có vị trí tốt nên bán đi cũng tiếc. Hiện tại cũng chưa cần chi khoản tiền nào lớn nên tôi không bán”.
Theo nhà đầu tư này, không chỉ anh rơi vào tình trạng này mà nhiều người khác cũng lâm cảnh tương tự. Thế nhưng, những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vấn đề lãi suất tăng cao đang gây sức ép lớn với họ, bên cạnh việc thanh khoản sụt giảm.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển, phần lớn nhà đầu tư Việt khác với nhà đầu tư ngoại ở chỗ muốn tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận. Có nghĩa là họ thường dồn hết tiền vào kênh mà họ có nhiều lãi nhất.
Thế nhưng, họ thường không có khái niệm về dòng tiền, nghĩa là không duy trì nguồn thu nhập đều. Và thông thường, những ai đã đầu tư vào bất động sản hiếm khi nhảy sang lĩnh vực khác, trừ một số người đã biết đầu tư chứng khoán từ trước.
Chuyên gia nói: “Các nhà đầu tư BĐS cứ dồn từng phần nhỏ thành phần lớn và tập trung tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử nhìn sang nước ngoài, một người có 30-40 tỷ đồng sẽ mua vài căn hộ để cho thuê lấy tiền tiêu hàng tháng, mua thêm và mảnh đất, gửi ngân hàng một ít và đầu tư chứng khoán. Họ có lúc không trực tiếp đầu tư mà có thể thuê một bên tư vấn tài chính quản lý danh mục. An toàn của họ là lúc nào họ cũng có chứng khoán, tiền mặt, bất động sản…
Tuy nhiên, các đại gia và tiểu gia của Việt Nam lại khác. Họ thường dồn hết tiền vào 1 kênh với lợi nhuận có thể đạt tới 30-40%/ 1 tháng. Do đó, ở giai đoạn hiện tại, có nhiều người dễ bị chán nản dù sống trên một đống tài sản”.