Ngăn dòng chảy tín dụng vào bất động sản, liệu vốn cho nhà ở xã hội có thông?
BÀI LIÊN QUAN
Các địa phương đã giải bài toán khó cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân như thế nào?Nhà ở xã hội Bình Dương tăng giá gấp đôi, nguồn cung “nhỏ giọt” người mua rơi vào thế khóTừ chỗ chẳng ai ngó ngàng, nay nhà ở xã hội…bỗng nhiên hấp dẫn các đại giaNằm trong chiến lược xây dựng phát triển nhà ở quốc gia với rất nhiều ưu đãi, tuy nhiên tốc độ giải ngân vốn đầu tư công dành cho loại hình nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền cho công nhân thời gian qua bị đánh giá là rất chậm. Dòng vốn bị nghẽn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu, đẩy giá nhà leo thang nhanh chóng.
Đẩy nhanh tốc độ vốn hỗ trợ vào nhà ở xã hội
Trong chương trình hồi phục kinh tế - xã hội sau dịch bệnh, giai đoạn 2022 - 2023, không thể không kể đến gói 15.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình... có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, theo nhận định từ đại diện của Bộ Xây dựng, để phát huy tối ưu tác dụng của gói vay này, cần thêm nhiều giải pháp thúc đẩy.
Theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở đang chứng kiến sự “lệch pha” rất lớn khi loại hình nhà ở thương mại tăng trưởng lên đến 13,8%, trong khi loại hình nhà ở xã hội chỉ vỏn vẹn 0,36%. Đây là hệ quả đến từ việc giải ngân dòng vốn triển khai nhà ở xã hội vẫn còn chậm.
Các địa phương đã giải bài toán khó cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân như thế nào?
Đà Nẵng hay Bắc Ninh là những tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để thúc đầy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thu nhập thấp. Nhờ sự chủ động trong công tác quy hoạch và thực hiện nghiêm theo các giải pháp của Chính phủ, những địa phương này đã rút ra bài học kinh nghiêm và mở lối khai thông bài toán phát triển NOXH cho người dân, công nhân ngoại tỉnh có nơi ở ổn định.Nhà ở xã hội Bình Dương tăng giá gấp đôi, nguồn cung “nhỏ giọt” người mua rơi vào thế khó
Nhiều người lao động sinh sống ở Bình Dương có mong muốn mua nhà ở xã hội giá rẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi nguồn cung khan hiếm và mặt bằng giá ngày càng tăng cao. Nhà ở xã hội giá rẻ ở Bình Dương loại 100 triệu đồng diện tích 30m2 đã bất ngờ tăng lên 200 triệu đồng/căn.GS Đặng Hùng Võ: Nhà ở xã hội chất lượng cao là hướng đi cần khuyến khích, hỗ trợ
“Nhu cầu về nhà ở vẫn là rất lớn, cực lớn, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Nhà ở xã hội cũng như vậy. Nhìn về tương lai thì thế kỷ này cũng vấn là thể kỷ của nhà ở xã hội.”, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ.Bùng nổ các dự án nhà ở xã hội khắp cả nước
Năm 2022, không chỉ các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đang chuẩn bị làm hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội các địa phương đang tấp nập phê duyệt các dự án nhà ở xã hội trên cả nước. Mới đây, Vinhomes công bố làm nhà ở xã hội (NƠXH) trên cả nước trong đó sẽ triển khai trước tiên tại Hà Nội và TPHCM.Từ chỗ chẳng ai ngó ngàng, nay nhà ở xã hội…bỗng nhiên hấp dẫn các đại gia
Sau một thời gian dài rơi vào cảnh gần như “tuyệt chủng” nay nhà ở xã hội vốn mang nặng tính an sinh hơn là lợi nhuận nay bỗng dưng lại được nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản…để mắt. Theo đó nhiều dự án lớn đang trong quá trình triển khai thực hiện, bổ sung nguồn cung mới cho thị trường.Nhận định nói trên của vị đại diện Bộ Xây dựng cũng là tâm tư, mong muốn chung của các doanh nghiệp đầu tư. Đơn cử, trong chương trình hỗ trợ vốn trong năm 2022, các đơn vị doanh nghiệp triển khai nhà ở công nhân sẽ được nhận hỗ trợ 2% lãi vay thương mại. Trong khi đó những người mua, thuê nhà ở xã hội sẽ được cho vay với mức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chủ đầu tư, việc vượt qua các “bài kiểm tra” để nhận được gói ưu đãi là điều không hề dễ dàng, thậm chí là bất khả thi đối với nhiều đơn vị.
Trước những đòi hỏi bức thiết của thị trường, cùng những khó khăn chung mà các doanh nghiệp phải đối mặt, nhiều địa phương đang phát triển mạnh khu công nghiệp, có nhu cầu rất lớn về nhà ở công nhân như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… đã đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình rà soát các dự án đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ vốn.
Đơn cử, tại tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, chia sẻ thông tin: "Để đảm bảo các doanh nghiệp sớm tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi, tỉnh đã lập ra danh sách các đơn vị chủ đầu tư đang triển khai, phối hợp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, từ đó đảm bảo tiến độ, phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn”.
Cùng với đó, trong thời gian qua Bộ Xây dựng cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính thành lập tổ công tác liên ngành, làm việc trực tiếp với 7 địa phương Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương để thúc đẩy nhanh chóng việc triển khai những chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho đối tượng công nhân, cải tạo xây dựng các chung cư cũ.
Nguồn vốn dành cho nhà ở xã hội rất cần được quản lý
Trong định hướng chiến lược phát triển nhà ở quốc gia trong giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, những dự án nhà ở dành cho những người có thu nhập thấp, trong đó loại hình nhà ở cho công nhân và loại hình nhà ở xã hội vẫn nhận được sự ưu tiên rất lớn.
Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp uy tín cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào loại hình nhà ở xã hội. Cụ thể, chỉ trong quý đầu tiên của năm, trên địa bàn cả nước đã có đến 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp được triển khai khởi công xây dựng, với tổng số căn hộ thi công là khoảng 23.965 căn. Hay mới đây nhất là kế hoạch thực hiện hơn 500.000 căn nhà ở xã hội của “đại gia” bất động sản Vinhomes cũng đem đến rất nhiều hy vọng cho những người thu nhập thấp.
Tuy nhiên, con số 70% trong số hơn 7 triệu lao động cần nhà ở xã hội để an cư lâu dài vẫn sẽ là một bài toán khó có tìm được đáp án của cả cơ quan chức năng và các doanh nghiệp. Trong đó, điều quan trọng nhất vẫn là phải nhờ cậy đến sự quản lý của Nhà nước.
Để dễ dàng nhận biết tình hình của Việt Nam, cần nhìn sang một quốc gia cùng khu vực là Singapore. Theo thống kê, bình quân mỗi năm nước này đã chi gần 3% ngân sách để phục vụ cho việc phát triển nhà ở xã hội và chính phủ đã tài trợ khoảng 21 tỷ USD cho Hội đồng phát triển nhà ở quốc gia (HDB) kể từ khi cơ quan này thành lập.
Hiện nay, trung bình gần 80% công dân tại Singapore được sống trong các khu nhà giá rẻ, nhà có mức giá hợp lý do Chính phủ xây dựng. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp quốc gia này ngăn chặn thành công tình trạng đầu cơ. Những chính sách phát triển nhà ở đúng đắn, hợp lý đã giúp cho “đảo quốc sư tử” nâng tỷ lệ sở hữu nhà ở lên đến 91% và trở thành một trong những nước có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất thế giới hiện nay. Chính sách nhà ở của Singapore giúp việc an cư, ổn định xã hội tại đất nước này trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Đây là bài học quý mà Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng trong tương lai.
Sự thành công của Singapore trong việc xây dựng, hỗ trợ triển khai nhà ở xã hội cho thấy vị thế vô cùng quan trọng của “bàn tay” quản lý Nhà nước trong việc thực hiện triển khai phát triển nhà ở quốc gia. Mỗi đất nước đều sẽ có những đặc trưng riêng, và mọi sự so sánh đều khập khiễng, song câu chuyện từ quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là gợi ý thú vị dành cho các nhà phát triển bất động sản ở Việt Nam. Nếu có thể thực hiện được những phương án này, việc sở hữu nhà ở của người Việt sẽ trở nên dễ dàng hơn.
(nguồn: Tin nhanh chứng khoán)